Mưa Đá, Lốc Xoáy Phá Nhà Và Rau Màu

Cơn mưa đá kèm theo lốc xoáy, làm tốc mái 30 nhà dân và hư hỏng 47 chuồng trại chăn nuôi.
Ông Trần Đình Thất, Chủ tịch UBND huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn cho NNVN biết, trong cơn mưa đá kèm giông lốc xảy ra tại địa bàn xã Vân Tùng, Trung Hòa, Thượng Quan và thị trấn Nà Phặc lúc rạng sáng ngày 27/4, đã làm dập nát, đổ rạp hơn 84 ha ngô và hơn 30 ha thuốc lá (riêng cây thuốc lá bị thiệt hại khoảng 70%).
Cơn mưa đá kèm theo lốc xoáy, làm tốc mái 30 nhà dân và hư hỏng 47 chuồng trại chăn nuôi.
Đây là đợt mưa đá lần hai xảy ra tại địa bàn các xã này trong tháng 4.
Đợt mưa đá lần 1 vào ngày 4/4, gây thiệt hại hơn 90 ha diện tích thuốc lá và cây ngô. Tuy nhiên, cây trồng còn nhỏ, mức thiệt hại cũng ít.
Còn đợt mưa đá lần 2 lượng đá rải dày hơn, mức đá trung bình từ 3 đến 4 cm, nhưng kèm theo lốc xoáy đã làm các loại cây màu đang trong giai đoạn sinh trưởng tốt và khép tán đã bị đổ nát, là nguyên nhân gia tăng mức thiệt hại. Trong đó có 2 thôn là Nà Giảo, Bằng Lãng xã Thượng Quan là bị mưa đá tàn phá nặng nề nhất, có nhiều diện tích có nguy cơ bị mất trắng.
Sau khi mưa đá xảy ra, chính quyền địa phương đã vận động nhân dân khắc phục nhà cửa hư hỏng, đồng thời tổ chức giúp đỡ các gia đình bị thiệt hại rau màu bằng cách vun đất nhằm dựng lại những cây ngô bị đổ rạp, để giảm bớt thiệt hại cho bà con nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) vừa tổng kết mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại xã Vĩnh Nhuận (Châu Thành - An Giang). Mô hình có 116 nông dân tham gia sản xuất 217 héc-ta lúa đều đạt lợi nhuận tăng thêm khoảng 2 triệu đồng/héc-ta.

Xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng là một trong nhiều địa phương ở tỉnh ta đang chờ phê duyệt Đề án xây dựng Nông thôn mới. Hầu hết các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới xã đều chưa triển khai thực hiện được. Song từ thực tế hiện nay, một số tiêu chí xã có thể triển khai ngay mà không cần đợi phê duyệt, đó là một số mục tiêu trong tiêu chí thứ 17 về xây dựng môi trường nông thôn.

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng dự báo trong tháng 3/2013 với nhiệt độ ban ngày cao, ban đêm xuống thấp, ẩm độ cao... sẽ dễ xuất hiện bệnh rụng lá và bệnh phấn trắng trên hầu hết diện tích cao su của tỉnh Lâm Đồng và có nguy cơ phát triển thành dịch. “Thủ phạm” chính gây bệnh được xác định là do nấm Oidium Haver Hypomyces.

Trước nguy cơ cây xạ đen bị khai thác cạn kiệt ở những khu rừng già, trong xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sau nhiều năm canh tác trên các thửa ruộng khô nước, ông Sơn quyết định làm lễ "kết duyên" cây xạ đen với mảnh đất quê mình.

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển chăn nuôi con đặc sản, năm 2012, Trung tâm Khuyến nông TP.Hà Nội triển khai thí điểm mô hình nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ trên địa bàn huyện Đan Phượng.