Mùa Cá Ra

Hàng năm, từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Cửu Long đổ về mang theo lượng phù sa màu mỡ và lượng thủy sản rất lớn ban tặng cho người dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Chợ cá Trường Xuân (Tháp Mười) là nơi tiêu thụ cá tôm của người dân trong vùng Đồng Tháp Mười đánh bắt được. Tại đây các thương lái thu mua và đưa đi tiêu thụ trong và ngoài tỉnh
“Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” đó là câu nói dân gian báo hiệu mùa nước bắt đầu tràn lên đồng mang theo nhiều tôm, cá. Nhiều loại ngư cụ được người dân sử dụng để bắt cá trên đồng
Vào các con nước kém khi nước bắt đầu rút, cá trên đồng theo nước bơi ra sông mà người dân nơi đây gọi là “mùa cá ra”, người dân tập trung xuồng, ghe và nhiều loại dụng cụ để đánh bắt cá. Ngả ba kinh xã An Phước (Tân Hồng) - một trong những điểm người dân tập trung đánh bắt cá
Cá linh là loại đặc sản mùa nước chỉ ở những tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long mới có. Trong những ngày cao điểm, đáy cá linh ở Vườn Quốc gia Tràm Chim “gạn” được hàng tấn cá linh.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến hết tháng 2 năm 2014, toàn huyện Tân Châu (Tây Ninh) hiện đã xuống giống trên 2.100 ha cây mì. Chỉ riêng trong tháng 2 đã xuống giống trên 790 ha mì.

Sau nhiều trăn trở, thạc sĩ Văn Tiến Hựu quyết định nghỉ việc tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế, chuyển sang nghề trồng nấm, làm giàu cho bản thân và gia đình.

Năm 2013, toàn tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện 6.600/200.000 ha diện tích canh tác lúa áp dụng theo hướng GAP, tập trung phần lớn trên các cánh đồng liên kết và hợp tác xã trồng lúa.

Với mô hình nuôi lợn, trồng thanh long, từ một hộ nghèo, đến nay gia đình chị Trần Thị Điều (dân tộc Cao Lan) ở thôn Gò Danh, xã Lưỡng Vượng, TP.Tuyên Quang đã có của ăn của để.

Không chỉ ở các huyện sản xuất dong riềng truyền thống như Điện Biên, TP.Điện Biên Phủ, mà giờ đây cây trồng này còn phát triển mạnh ở những huyện khác như Điện Biên Đông, Mường Chà, Nậm Pồ… với diện tích hàng ngàn ha.