Mua 35 Tép Hạt Giống Ớt, Ươm Không Nảy Mầm 1 Hạt

Ngày 18-9, đại diện Công ty TNHH C.N (TP. Hồ Chí Minh) đã xuống hỗ trợ 35 tép hạt giống và 500.000 đồng/hộ cho nông dân trồng ớt Nguyễn Văn Nguyên (Song Bình, Chợ Gạo - Tiền Giang) và Lê Văn Gấm (Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho - Tiền Giang).
Trước đó, ông Nguyên và ông Gấm mua 35 tép hạt giống ớt chỉ thiên F1 CN02 của Công ty TNHH C.N, loại 5 gr/tép, với giá 90.000 đồng/tép về ươm nhưng 100% không nẩy mầm. 2 nông dân này chỉ các bao bì của những tép hạt giống in nhiều ngày, tháng sản xuất, hạn sử dụng khác khau và đã bị cạo sửa để in lên ngày, tháng sản xuất, hạn sử dụng khác.
Ông Nguyên và ông Gấm trình bày: “Với nhiều năm kinh nghiệm trồng ớt thì không có lý do gì mà quy trình kỹ thuật của chúng tôi bị ươm sai cả. Có chăng là các tép hạt ớt này đã hết hạn sử dụng nhưng phía công ty in ngày, tháng khác để tiêu thụ cho hết. Đó là lý do các tép hạt ớt trên không thể nẩy mầm. Từ ngày mua hạt giống về ươm đến nay đã trên 10 ngày, chúng tôi nhiều lần liên hệ với nhân viên cũng như phía công ty nhưng không được giải quyết. Tổng số tiền để mua hạt giống, tro, công… trên 4 triệu đồng/hộ”.
Đại diện công ty cho biết, sau khi nhận được phản ánh của đại lý, phía công ty đã hỗ trợ toàn bộ số lượng hạt giống mà 2 nông dân nói trên đã mua và 500.000 đồng/hộ tiền công bỏ hạt.
Có thể bạn quan tâm

Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh ĐBSCL, đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ xung quanh vấn đề liên kết vùng và tái cấu trúc ngành cá tra khu vực ĐBSCL.

Thực hiện kế hoạch nuôi trồng thủy sản vụ xuân hè 2014 của UBND huyện Tiền Hải (Thái Bình), các địa phương đã tiến hành nạo vét kênh mương và cải tạo diện tích ao đầm để thả giống, các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống đã cung ứng giống kịp thời cho người nuôi, đảm bảo kịp thời vụ.

So với các loại hình chăn nuôi khác, chăn nuôi thủy cầm dường như đang lép vế hơn nhiều, cơ cấu chỉ chiếm chưa đến 20% trong tổng đàn gia cầm. Vì vậy, cần có thêm những giải pháp để chăn nuôi thủy cầm có bước đi vững chắc hơn.

Tại hội thảo, các nhà khoa học đã nêu lên những bất cập của hệ thống đê bao kiên cố vùng đầu nguồn lũ đã tác động mạnh đến các vùng hạ nguồn. Cụ thể là tình trạng ngập úng cục bộ liên tục xảy ra với mức độ gia tăng theo từng năm ở các đô thị hạ nguồn ĐBSCL. Việc hệ thống đê bao kiên cố đã khai thác sản xuất lúa một cách triệt để, có nơi 2 năm/7 vụ, dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi thủy sản.

Hy vọng, việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho quả dừa Ninh Đa được triển khai thuận lợi để quả dừa không bị tư thương ép giá, sản phẩm tiêu thụ nhanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.