Mua 35 Tép Hạt Giống Ớt, Ươm Không Nảy Mầm 1 Hạt

Ngày 18-9, đại diện Công ty TNHH C.N (TP. Hồ Chí Minh) đã xuống hỗ trợ 35 tép hạt giống và 500.000 đồng/hộ cho nông dân trồng ớt Nguyễn Văn Nguyên (Song Bình, Chợ Gạo - Tiền Giang) và Lê Văn Gấm (Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho - Tiền Giang).
Trước đó, ông Nguyên và ông Gấm mua 35 tép hạt giống ớt chỉ thiên F1 CN02 của Công ty TNHH C.N, loại 5 gr/tép, với giá 90.000 đồng/tép về ươm nhưng 100% không nẩy mầm. 2 nông dân này chỉ các bao bì của những tép hạt giống in nhiều ngày, tháng sản xuất, hạn sử dụng khác khau và đã bị cạo sửa để in lên ngày, tháng sản xuất, hạn sử dụng khác.
Ông Nguyên và ông Gấm trình bày: “Với nhiều năm kinh nghiệm trồng ớt thì không có lý do gì mà quy trình kỹ thuật của chúng tôi bị ươm sai cả. Có chăng là các tép hạt ớt này đã hết hạn sử dụng nhưng phía công ty in ngày, tháng khác để tiêu thụ cho hết. Đó là lý do các tép hạt ớt trên không thể nẩy mầm. Từ ngày mua hạt giống về ươm đến nay đã trên 10 ngày, chúng tôi nhiều lần liên hệ với nhân viên cũng như phía công ty nhưng không được giải quyết. Tổng số tiền để mua hạt giống, tro, công… trên 4 triệu đồng/hộ”.
Đại diện công ty cho biết, sau khi nhận được phản ánh của đại lý, phía công ty đã hỗ trợ toàn bộ số lượng hạt giống mà 2 nông dân nói trên đã mua và 500.000 đồng/hộ tiền công bỏ hạt.
Có thể bạn quan tâm

Một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành cần tổng kết việc thí điểm để thực hiện trên diện rộng.

Hải Hà (Quảng Ninh) là một huyện có đường bờ biển kéo dài với nhiều diện tích tự nhiên phù hợp để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Trong những năm qua, huyện Hải Hà đã có nhiều cố gắng để phát huy lợi thế ven biển, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

Nhằm đa dạng hóa các đối tượng nuôi và hình thức nuôi trên đồng triều, từng bước đưa ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, tháng 5-2013, Trạm Khuyến nông huyện Hoằng Hóa phối hợp với UBND xã Hoằng Châu (Thanh Hóa) thực hiện mô hình “Nuôi cua xanh xen vụ nuôi tôm sú”.

Năm 1994, từ Thanh Hóa anh Mai Văn Khẩn vào Lâm Đồng lập nghiệp. Thấy vùng này phát triển cây rau tốt, anh cũng lân la tìm hiểu và tìm đất canh tác.

Nhiều ao nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bị hư hại do bão số 11. Ngay sau bão, các chủ hồ tôm đang nỗ lực tìm cách khắc phục