Mua 35 Tép Hạt Giống Ớt, Ươm Không Nảy Mầm 1 Hạt

Ngày 18-9, đại diện Công ty TNHH C.N (TP. Hồ Chí Minh) đã xuống hỗ trợ 35 tép hạt giống và 500.000 đồng/hộ cho nông dân trồng ớt Nguyễn Văn Nguyên (Song Bình, Chợ Gạo - Tiền Giang) và Lê Văn Gấm (Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho - Tiền Giang).
Trước đó, ông Nguyên và ông Gấm mua 35 tép hạt giống ớt chỉ thiên F1 CN02 của Công ty TNHH C.N, loại 5 gr/tép, với giá 90.000 đồng/tép về ươm nhưng 100% không nẩy mầm. 2 nông dân này chỉ các bao bì của những tép hạt giống in nhiều ngày, tháng sản xuất, hạn sử dụng khác khau và đã bị cạo sửa để in lên ngày, tháng sản xuất, hạn sử dụng khác.
Ông Nguyên và ông Gấm trình bày: “Với nhiều năm kinh nghiệm trồng ớt thì không có lý do gì mà quy trình kỹ thuật của chúng tôi bị ươm sai cả. Có chăng là các tép hạt ớt này đã hết hạn sử dụng nhưng phía công ty in ngày, tháng khác để tiêu thụ cho hết. Đó là lý do các tép hạt ớt trên không thể nẩy mầm. Từ ngày mua hạt giống về ươm đến nay đã trên 10 ngày, chúng tôi nhiều lần liên hệ với nhân viên cũng như phía công ty nhưng không được giải quyết. Tổng số tiền để mua hạt giống, tro, công… trên 4 triệu đồng/hộ”.
Đại diện công ty cho biết, sau khi nhận được phản ánh của đại lý, phía công ty đã hỗ trợ toàn bộ số lượng hạt giống mà 2 nông dân nói trên đã mua và 500.000 đồng/hộ tiền công bỏ hạt.
Có thể bạn quan tâm

Là xã miền núi với nhiều khó khăn, nhưng Sơn Kim 2 (Hương Sơn - Hà Tĩnh) vẫn mạnh dạn đăng ký về đích nông thôn mới (NTM) vào năm 2016. Cả hệ thống chính trị đến từng người dân đang nỗ lực hoàn thành kế hoạch đặt ra, trước mắt là đạt 15 tiêu chí vào cuối năm 2015.

Ngày 9/9, Ủy ban Nhân dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 và công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Củ Chi đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015.

Liên kết vừa là phương phức vừa là mục tiêu hướng đến trong việc sản xuất gắn với thị trường, phục vụ cho Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh. Gần 3 năm qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành liên kết chăn nuôi Lợn với qui mô lớn với Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam (Công ty C.P) và Công ty Khoáng sản Thương Mại Hà Tĩnh đã mang lại nhiều tín hiệu lạc quan.

Mấy năm nay, tư thương biết đến ông, họ đã tìm lên tận Pha Cúng cất hàng. Ông chỉ việc ngồi nhà đếm tiền mỏi tay. “Giờ thì vợ chồng tôi nhàn rồi. Ngay từ đầu vụ đã chốt được giá nhãn. Thuê người hái rồi đếm tiền là xong” - ông Binh hào hứng khoe.

Cái bắt tay giữa nông dân và siêu thị Việt ngày càng chặt được kỳ vọng sẽ tạo nhiều đột phá cho nông sản Việt trên con đường khẳng định thương hiệu, chinh phục người tiêu dùng trong nước và từng bước vươn ra khu vực.