Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một Triệu Đồng Làm Nên Nghiệp Lớn

Một Triệu Đồng Làm Nên Nghiệp Lớn
Ngày đăng: 01/04/2014

Với 1 triệu đồng vay mượn, sau 3 năm, vợ chồng anh chị Nguyễn Văn Tam - Nguyễn Thị Triển (xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã gây dựng được gia trại nuôi chim bồ câu trên 800 con, thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Nam Thai (xã Thạch Hội), hàng ngày, vợ chồng chị Triển bù đầu với mấy sào ruộng nhưng kinh tế chẳng khá hơn được là bao. Một lần anh Tam lên huyện thăm người nhà thấy một số hộ nuôi chim bồ câu chơi mà có thu nhập.

Năm 2011, anh mua một đôi giống chim bồ câu về nuôi cho vui. Càng nuôi vợ chồng anh càng thấy chim bồ câu có nhiều ưu điểm, đó là dễ nuôi, ít bệnh tật, đầu ra ổn định, chiếm ít diện tích mặt bằng... vợ chồng anh quyết định tận dụng mảnh sân trước nuôi chim bồ câu.

Vay mượn hơn 1 triệu đồng, vợ chồng anh mua 10 đôi chim bồ câu giống về nuôi. Mày mò tìm hiểu kỹ thuật nuôi qua ti vi, sách báo cộng với tình yêu đặc biệt với chim bồ câu, sau 3 năm, đàn chim bồ câu của gia đình anh đã tăng lên hơn 800 con cả bồ câu thịt và bồ câu giống. Mỗi tuần, vợ chồng anh xuất bán hàng trăm con, giá bán bồ câu giống là 100.000 đồng/con, bồ câu thịt 50.000 đồng/con.

Theo chị Triển, muốn nuôi chim bồ câu đạt hiệu quả, khâu chọn giống là quan trọng nhất, nên chọn chim bồ câu giống có lông bụng dày mượt, không có dị tật, lanh lợi. Bên cạnh đó, chuồng nuôi cần phải thông thoáng, có đủ ánh sáng mặt trời, có mái che, có ổ cho chim mái đẻ trứng, cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại.

Nuôi chim để làm giống thì tiến hành tách chim non khỏi chim mẹ khi chúng được 30 ngày tuổi, đối với nuôi chim lấy thịt là 18 ngày tuổi. Mật độ nuôi chim sinh sản 6 con/m2, chim trưởng thành 10 con/m2. Mặc dù chim bồ câu ta là mô hình không mới nhưng ưu điểm dễ nuôi, thịt ngon, người tiêu dùng ưa chuộng.

Hiện nay, trong xã đã có hơn 10 hộ tới học hỏi kinh nghiệm nuôi bồ câu của anh chị và đã thành công. Chị Triển tâm sự: “Quê tôi là vùng bãi ngang việc làm thiếu thốn. Mình phát triển nghề này được thì người dân cũng làm được. Với suy nghĩ đó, chúng tôi hướng dẫn cho nhiều hộ cùng nuôi”.


Có thể bạn quan tâm

Ông Tư Và Cây Bơ Giống Ông Tư Và Cây Bơ Giống

Hội thi “Bình tuyển cây bơ năng suất cao, chất lượng tốt năm 2014”, do Trung tâm Nghiên cứu, chuyển giao cây công nghiệp và cây ăn quả (NCCG CCN CAQ) Lâm Đồng vừa tổ chức, đã chọn được cây bơ “ưu tú” nhất trong tổng số 100 cây bơ ở các vùng trọng điểm trồng bơ trong toàn tỉnh gửi về dự thi.

31/07/2014
Trồng Ổi Xá Lỵ Ở Gia An Trồng Ổi Xá Lỵ Ở Gia An

Khoảng 3 năm trở lại đây, khi chủ trương xóa bỏ lò gạch thủ công được thực hiện, gia đình ông Phạm Văn Việt cũng như bao gia đình khác vùng đất Gia An (Tánh Linh) đã xóa bỏ lò gạch thủ công.

10/04/2014
Phụ Nữ Ba Bể Với Các Mô Hình Phát Triển Kinh Tế Phụ Nữ Ba Bể Với Các Mô Hình Phát Triển Kinh Tế

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Phụ nữ huyện Ba Bể là xây dựng và nhân rộng các mô hình phụ nữ phát triển kinh tế. Do đó, nhiều mô hình thực hiện thành công đã góp phần giúp hội viên phụ nữ thoát nghèo, vươn lên làm giàu, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

31/07/2014
Nuôi Tôm Công Nghiệp Khép Kín Mô Hình Hiệu Quả Ở Móng Cái (Quảng Ninh) Nuôi Tôm Công Nghiệp Khép Kín Mô Hình Hiệu Quả Ở Móng Cái (Quảng Ninh)

Thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) từ năm trước đã nổi tiếng với những “đại gia” nổi lên từ nuôi tôm chân trắng. Nhưng đến nay, nghề nuôi tôm ở Móng Cái còn được biết đến bởi những cách làm mới, hiệu quả hơn. Đó là phương thức nuôi tôm mùa đông trong nhà kín, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi trồng thuỷ sản.

10/04/2014
Fuyu Và Jiro Từ Miền Núi Phía Bắc Đến Cao Nguyên Lâm Viên Đà Lạt Fuyu Và Jiro Từ Miền Núi Phía Bắc Đến Cao Nguyên Lâm Viên Đà Lạt

Theo Viện Bảo vệ thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam), vùng chuyên canh các giống hồng ăn trái của Đà Lạt và vùng phụ cận có thể ghép cải tạo với 2 giống hồng mới của Nhật Bản đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, có tên là Fuyu và Jiro.

31/07/2014