Một Triệu Đồng Làm Nên Nghiệp Lớn

Với 1 triệu đồng vay mượn, sau 3 năm, vợ chồng anh chị Nguyễn Văn Tam - Nguyễn Thị Triển (xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã gây dựng được gia trại nuôi chim bồ câu trên 800 con, thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Nam Thai (xã Thạch Hội), hàng ngày, vợ chồng chị Triển bù đầu với mấy sào ruộng nhưng kinh tế chẳng khá hơn được là bao. Một lần anh Tam lên huyện thăm người nhà thấy một số hộ nuôi chim bồ câu chơi mà có thu nhập.
Năm 2011, anh mua một đôi giống chim bồ câu về nuôi cho vui. Càng nuôi vợ chồng anh càng thấy chim bồ câu có nhiều ưu điểm, đó là dễ nuôi, ít bệnh tật, đầu ra ổn định, chiếm ít diện tích mặt bằng... vợ chồng anh quyết định tận dụng mảnh sân trước nuôi chim bồ câu.
Vay mượn hơn 1 triệu đồng, vợ chồng anh mua 10 đôi chim bồ câu giống về nuôi. Mày mò tìm hiểu kỹ thuật nuôi qua ti vi, sách báo cộng với tình yêu đặc biệt với chim bồ câu, sau 3 năm, đàn chim bồ câu của gia đình anh đã tăng lên hơn 800 con cả bồ câu thịt và bồ câu giống. Mỗi tuần, vợ chồng anh xuất bán hàng trăm con, giá bán bồ câu giống là 100.000 đồng/con, bồ câu thịt 50.000 đồng/con.
Theo chị Triển, muốn nuôi chim bồ câu đạt hiệu quả, khâu chọn giống là quan trọng nhất, nên chọn chim bồ câu giống có lông bụng dày mượt, không có dị tật, lanh lợi. Bên cạnh đó, chuồng nuôi cần phải thông thoáng, có đủ ánh sáng mặt trời, có mái che, có ổ cho chim mái đẻ trứng, cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại.
Nuôi chim để làm giống thì tiến hành tách chim non khỏi chim mẹ khi chúng được 30 ngày tuổi, đối với nuôi chim lấy thịt là 18 ngày tuổi. Mật độ nuôi chim sinh sản 6 con/m2, chim trưởng thành 10 con/m2. Mặc dù chim bồ câu ta là mô hình không mới nhưng ưu điểm dễ nuôi, thịt ngon, người tiêu dùng ưa chuộng.
Hiện nay, trong xã đã có hơn 10 hộ tới học hỏi kinh nghiệm nuôi bồ câu của anh chị và đã thành công. Chị Triển tâm sự: “Quê tôi là vùng bãi ngang việc làm thiếu thốn. Mình phát triển nghề này được thì người dân cũng làm được. Với suy nghĩ đó, chúng tôi hướng dẫn cho nhiều hộ cùng nuôi”.
Có thể bạn quan tâm

Những hộ dân của ấp Tân Hòa A (xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) là một vùng đất bưng biền, hoang hóa đã không đầu hàng số phận, tìm được cách làm giàu trên mảnh đất cằn cỗi của mình bằng mô hình: Trồng sen gương (sen lấy hạt non), kết hợp nuôi cá

Ông bà ta thường có câu "muốn giàu thì nuôi cá" quả thật không sai. Chúng tôi tìm đến nhà chú Nguyễn Văn Dừa sau đoạn đường khoảng 4 km cách UBND xã Tân Lập I, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

Vài năm gần đây anh Nguyễn Văn Tuấn ở ấp Mỹ Bình, xã Mỹ Hạnh Đông (huyện Cai Lậy) đã thành công với mô hình nuôi cá lóc trong vèo, góp phần nâng cao mức sống gia đình.

Lúa lai B-TE1 của Cty Bayer Việt Nam đã chứng minh được ưu thế của mình và đã được đại đa số nông dân vùng ĐBSCL chấp nhận vì những đặc tính vượt trội như cho năng suất cao hơn lúa thường khoảng 20 – 50%, chất lượng gạo ngon, chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt kháng được đạo ôn- một bệnh nguy hiểm trong vụ đông xuân… Tuy nhiên giống có thời gian sinh trưởng hơi dài, khoảng 100 – 107 ngày trong điều kiện lúa sạ nên bà con phải bố trí đồng loạt trong cơ cấu 2 vụ lúa/năm.

Trang trại nuôi vịt của ông Nguyễn Ngọc Xuân nằm biệt lập giữa đồng, cách xa địa điểm các trang trại nuôi vịt khác khoảng 1km. Qua tiếp xúc, ông cho hay: đàn vịt ông mua giống từ một chủ giống tại chợ Hồ Xá (Vĩnh Linh- Quảng Trị) về chăn thả, đến nay đã được 50 ngày tuổi. Trung bình trọng lượng mỗi con đạt từ 1,5-1,7kg. Khoảng trước ngày 10/1, đàn vịt bắt đầu đổ bệnh và chết. Tại thời điểm này, do thời tiết lạnh và bà con nông dân vào kỳ gieo lúa nên ông cứ nghĩ là đàn vịt bị chết do ảnh hưởng thuốc trừ cỏ bà con phun khi gieo lúa.