Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một Triệu Đồng Làm Nên Nghiệp Lớn

Một Triệu Đồng Làm Nên Nghiệp Lớn
Ngày đăng: 01/04/2014

Với 1 triệu đồng vay mượn, sau 3 năm, vợ chồng anh chị Nguyễn Văn Tam - Nguyễn Thị Triển (xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã gây dựng được gia trại nuôi chim bồ câu trên 800 con, thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Nam Thai (xã Thạch Hội), hàng ngày, vợ chồng chị Triển bù đầu với mấy sào ruộng nhưng kinh tế chẳng khá hơn được là bao. Một lần anh Tam lên huyện thăm người nhà thấy một số hộ nuôi chim bồ câu chơi mà có thu nhập.

Năm 2011, anh mua một đôi giống chim bồ câu về nuôi cho vui. Càng nuôi vợ chồng anh càng thấy chim bồ câu có nhiều ưu điểm, đó là dễ nuôi, ít bệnh tật, đầu ra ổn định, chiếm ít diện tích mặt bằng... vợ chồng anh quyết định tận dụng mảnh sân trước nuôi chim bồ câu.

Vay mượn hơn 1 triệu đồng, vợ chồng anh mua 10 đôi chim bồ câu giống về nuôi. Mày mò tìm hiểu kỹ thuật nuôi qua ti vi, sách báo cộng với tình yêu đặc biệt với chim bồ câu, sau 3 năm, đàn chim bồ câu của gia đình anh đã tăng lên hơn 800 con cả bồ câu thịt và bồ câu giống. Mỗi tuần, vợ chồng anh xuất bán hàng trăm con, giá bán bồ câu giống là 100.000 đồng/con, bồ câu thịt 50.000 đồng/con.

Theo chị Triển, muốn nuôi chim bồ câu đạt hiệu quả, khâu chọn giống là quan trọng nhất, nên chọn chim bồ câu giống có lông bụng dày mượt, không có dị tật, lanh lợi. Bên cạnh đó, chuồng nuôi cần phải thông thoáng, có đủ ánh sáng mặt trời, có mái che, có ổ cho chim mái đẻ trứng, cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại.

Nuôi chim để làm giống thì tiến hành tách chim non khỏi chim mẹ khi chúng được 30 ngày tuổi, đối với nuôi chim lấy thịt là 18 ngày tuổi. Mật độ nuôi chim sinh sản 6 con/m2, chim trưởng thành 10 con/m2. Mặc dù chim bồ câu ta là mô hình không mới nhưng ưu điểm dễ nuôi, thịt ngon, người tiêu dùng ưa chuộng.

Hiện nay, trong xã đã có hơn 10 hộ tới học hỏi kinh nghiệm nuôi bồ câu của anh chị và đã thành công. Chị Triển tâm sự: “Quê tôi là vùng bãi ngang việc làm thiếu thốn. Mình phát triển nghề này được thì người dân cũng làm được. Với suy nghĩ đó, chúng tôi hướng dẫn cho nhiều hộ cùng nuôi”.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả sử dụng đất ngập nước trồng lúa để xử lý nước ô nhiễm của ao ươm cá tra Hiệu quả sử dụng đất ngập nước trồng lúa để xử lý nước ô nhiễm của ao ươm cá tra

Nhóm nghiên cứu Đặng Quốc Cường, Công ty cổ phần BVTV Delta, Cần Thơ; Trương Thị Nga, khoa môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Trường đại học Cần Thơ và Trần Thị Diễm Phúc, Công ty xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Cần Thơ đã nghiên cứu “Hiệu quả sử dụng đất ngập nước trồng lúa để xử lý nước ô nhiễm của ao ươm cá tra”, với mục đích tận dụng lại nguồn dưỡng chất có trong nước thải ao ươm cá tra giống cung cấp cho quá trình phát triển của cây lúa, góp phần hạn chế ô nhiễm nước mặt từ quá trình ươm cá tra giống.

14/04/2015
Hơn một tỷ đồng hỗ trợ nuôi cá thâm canh cao Hơn một tỷ đồng hỗ trợ nuôi cá thâm canh cao

Thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển trang trại thủy sản thâm canh cao giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Bắc Giang, Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) đang chuẩn bị các điều kiện để xây dựng 3 mô hình nuôi cá thâm canh cao tại 3 huyện: Lạng Giang, Yên Dũng, Hiệp Hòa.

14/04/2015
Làm giàu từ nuôi cá và ba ba Làm giàu từ nuôi cá và ba ba

Không khuất phục trước khó khăn, bằng sức trẻ, sự siêng năng cần cù cộng với lợi thế đất đai của gia đình, chị Nguyễn Thị Duyên, 34 tuổi, ở xã Cát Minh – huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá và ba ba, tạo thu nhập đáng kể cho gia đình, được nhiều người mến phục.

14/04/2015
Nỗi lo tôm giống Nỗi lo tôm giống

Với diện tích thả nuôi năm 2014 gần 603 ha, huyện Tam Nông được xem là “thủ phủ” tôm càng xanh (TCX) tại Đồng Tháp.

14/04/2015
Về Vàm Nao xem bắt cá bông lau Về Vàm Nao xem bắt cá bông lau

Nói đến cá bông lau, người ta nghĩ ngay đến sông Vàm Nao. Đây là đoạn sông lớn nhất nối sông Tiền với sông Hậu, gắn với nhiều câu chuyện huyền bí của dân “bà cậu”. Xem săn cá bông lau, rồi chế biến ngay trên dòng sông Hậu, kết hợp với tự tay hái bắp, bẻ cà, thu hoạch ấu… đang trở thành tour du lịch thú vị với những người yêu sông nước.

14/04/2015