Một thanh niên vượt khó

Tuy sức khỏe rất hạn chế, nhưng bản thân anh phải nỗ lực làm việc để có tiền trả khoản nợ đã vay chữa bệnh.
Từ thành quả của những tháng ngày lao động vất vả, khi cầm được một ít tiền trên tay, anh lạc quan và yêu đời hơn đôi chút.
Cũng ngay trong thời điểm đó, anh được đoàn viên thanh niên trong thôn tín nhiệm bầu làm Bí thư chi đoàn thôn.
Năm 2009, khi được tiếp cận nguồn vốn vay 20 triệu đồng từ kênh hỗ trợ thanh niên giải quyết việc làm, anh cải tạo khu đồi hơn 1ha mở trang trại chăn nuôi, trồng bạch đàn, nuôi heo rừng nái và nuôi gà.
Hơn 1 năm sau, anh có trong tay trên 50 triệu đồng và tiếp tục phát triển trang trại, nuôi thêm 3 con bò, 10 con dê giống, 100 con vịt, 1.000 con gà, đào ao rộng 2.000m2 để nuôi cá.
Tuy nhiên, lần này anh thiệt hại nặng do vật nuôi bị dịch bệnh chết, làm mất sạch 70 triệu đồng tiền vốn và còn thâm nợ gần 40 triệu đồng tiền thức ăn chăn nuôi.
Không thể buông xuôi, anh bình tĩnh suy xét rủi ro và quyết tâm làm lại từ đầu. Anh bán sạch vườn bạch đàn cùng với số gia súc còn lại để trả nợ và gầy vốn tiếp tục chăn nuôi.
Anh mạnh dạn xây dựng dự án kinh tế trang trại và được vay 20 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH để đầu tư thêm.
Hiện nay, tổng diện tích trang trại của anh trên 2 ha, tổng đàn heo rừng gần 20 con, 6 con bò, 60 cặp chim bồ câu, 300 con gà, vịt và hơn 1,5 ha bạch đàn.
Với cơ ngơi trang trại như vậy, gia đình anh có mức thu nhập gần 100 triệu đồng/năm; đồng thời tạo việc làm cho 3 thanh niên ở địa phương với thu nhập trên 3 triệu đồng/người/tháng.
Phát huy kết quả đạt được, anh tiếp tục mở rộng mô hình chăn nuôi, với 10 heo rừng nái, hơn 50 heo thịt, gần 10 con bò nuôi vỗ béo, 40 con dê giống và mở rộng ao nuôi cá 4.000m2, nuôi thêm 1.000 con gà, 200 con vịt xiêm và nuôi trùn quế.
Anh Đang chia sẻ: Mình chưa hẳn đã giàu, nhưng ngẫm lại thấy nếu có ý chí vươn lên, biết nghiên cứu, học hỏi cách làm ăn, và có quyết tâm thì không những sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách, mà còn có thể làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương mình.
Có thể bạn quan tâm

Hầu hết địa phương đã cấp phép ồ ạt, hoặc làm ngơ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hàng loạt cơ sở chế biến ngay trên vùng nguyên liệu mà doanh nghiệp có trước đã đầu tư và quản lý theo hệ thống, dẫn đến tổng công suất chế biến cao hơn nhiều lần so với khả năng cung ứng nguyên liệu.

Thôn 3, xã Tân Lập (Kon Rẫy) bị thiệt hại lớn nhất với 40ha lúa bị phá rụi. Mật độ ốc gây hại trung bình 20-25 con/m2; cá biệt lên đến 30-40 con/m2. Chính quyền địa phương nhiều nơi đã xuất kinh phí dự phòng hỗ trợ cho người dân bắt ốc.

Ông Trần Nguyễn Hồ, chủ trang trại nuôi chim cút Nguyễn Hồ, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cho biết, từ cuối năm 2013 đến nay, trang trại của ông phối hợp với Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang đã xuất sang Nhật Bản hơn 12 triệu trứng cút đóng lon, với giá cao hơn thị trường nội địa khoảng 20%.

Vừa qua, tại huyện Cái Bè và Cai Lậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp cùng với Chi cục Thủy sản tổ chức 2 cuộc hội nghị triển khai Thông tư số 23/2014/TT-BNNPTNT ngày 29-7-2014 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra cho đối tượng là các doanh nghiệp và hộ nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh.

Sáng 11-9, Phòng Kinh tế TP. Mỹ Tho tổ chức cho 70 nông dân ở các tổ hợp tác thuộc xã Tân Mỹ Chánh, xã Mỹ Phong và các câu lạc bộ, tổ hợp tác trồng bưởi da xanh theo mô hình VietGAP đi thực tế các mô hình trồng và thu mua bưởi da xanh ở tỉnh Bến Tre.