Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một thanh niên vượt khó

Một thanh niên vượt khó
Ngày đăng: 05/10/2015

Tuy sức khỏe rất hạn chế, nhưng bản thân anh phải nỗ lực làm việc để có tiền trả khoản nợ đã vay chữa bệnh.

Từ thành quả của những tháng ngày lao động vất vả, khi cầm được một ít tiền trên tay, anh lạc quan và yêu đời hơn đôi chút.

Cũng ngay trong thời điểm đó, anh được đoàn viên thanh niên trong thôn tín nhiệm bầu làm Bí thư chi đoàn thôn.

Năm 2009, khi được tiếp cận nguồn vốn vay 20 triệu đồng từ kênh hỗ trợ thanh niên giải quyết việc làm, anh cải tạo khu đồi hơn 1ha mở trang trại chăn nuôi, trồng bạch đàn, nuôi heo rừng nái và nuôi gà.

Hơn 1 năm sau, anh có trong tay trên 50 triệu đồng và tiếp tục phát triển trang trại, nuôi thêm 3 con bò, 10 con dê giống, 100 con vịt, 1.000 con gà, đào ao rộng 2.000m2 để nuôi cá.

Tuy nhiên, lần này anh thiệt hại nặng do vật nuôi bị dịch bệnh chết, làm mất sạch 70 triệu đồng tiền vốn và còn thâm nợ gần 40 triệu đồng tiền thức ăn chăn nuôi.

Không thể buông xuôi, anh bình tĩnh suy xét rủi ro và quyết tâm làm lại từ đầu. Anh bán sạch vườn bạch đàn cùng với số gia súc còn lại để trả nợ và gầy vốn tiếp tục chăn nuôi.

Anh mạnh dạn xây dựng dự án kinh tế trang trại và được vay 20 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH để đầu tư thêm.

Hiện nay, tổng diện tích trang trại của anh trên 2 ha, tổng đàn heo rừng gần 20 con, 6 con bò, 60 cặp chim bồ câu, 300 con gà, vịt và hơn 1,5 ha bạch đàn.

Với cơ ngơi trang trại như vậy, gia đình anh có mức thu nhập gần 100 triệu đồng/năm; đồng thời tạo việc làm cho 3 thanh niên ở địa phương với thu nhập trên 3 triệu đồng/người/tháng.

Phát huy kết quả đạt được, anh tiếp tục mở rộng mô hình chăn nuôi, với 10 heo rừng nái, hơn 50 heo thịt, gần 10 con bò nuôi vỗ béo, 40 con dê giống và mở rộng ao nuôi cá 4.000m2, nuôi thêm 1.000 con gà, 200 con vịt xiêm và nuôi trùn quế. 

Anh Đang chia sẻ: Mình chưa hẳn đã giàu, nhưng ngẫm lại thấy nếu có ý chí vươn lên, biết nghiên cứu, học hỏi cách làm ăn, và có quyết tâm thì không những sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách, mà còn có thể làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương mình.


Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Văn Cang Làm Giàu Nhờ Trồng Dừa Xiêm Lục Ông Trần Văn Cang Làm Giàu Nhờ Trồng Dừa Xiêm Lục

Ông Trần Văn Cang, ngụ xã Tân Hội Đông (Châu Thành) được tiếng khen cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm lục mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.

06/09/2014
Tìm Tìm "Chỗ Đứng" Cho Kinh Tế Rừng

Các địa phương miền núi xác định phát triển kinh tế rừng đóng vai trò then chốt, tạo ra đòn bẩy để giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, dấu ấn phát triển kinh tế rừng vẫn chưa tương xứng với nguồn lực đất đai và bộc lộ một số bất lợi cần khắc phục.

04/09/2014
Ngành Đường Cần Minh Bạch Khâu Phân Phối Ngành Đường Cần Minh Bạch Khâu Phân Phối

Nhà máy sản xuất kêu khó khăn, lỗ; các siêu thị, cửa hàng bán lẻ kêu lãi không đáng kể; trong khi người tiêu dùng Việt Nam vẫn phải mua giá cao hơn nhiều nước trong khu vực, vậy vấn đề nằm ở đâu?

06/09/2014
Trên 7.300ha Lúa Nhiễm Các Loại Sâu Bệnh Hại Trên 7.300ha Lúa Nhiễm Các Loại Sâu Bệnh Hại

Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy được trên 39 nghìn ha lúa, trong đó diện tích lúa mùa sớm chiếm khoảng 60%. Hiện nay, lúa mùa sớm đang trong giai đoạn chín sữa - chín sáp, lúa mùa trung giai đoạn làm đòng- trỗ bông, lúa mùa muộn giai đoạn cuối đẻ nhánh.

04/09/2014
Phát Triển Đàn Bò Lai Ở Văn Luông Phát Triển Đàn Bò Lai Ở Văn Luông

Khoảng 5 năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò ở xã Văn Luông, huyện Tân Sơn có bước phát triển nhảy vọt, nhất là số lượng bò lai Sind. Từ năm 2009 trở về trước, tổng đàn bò của xã hàng năm chỉ ở mức trên dưới 300 con, chủ yếu là giống bò vàng, thấp bé, lượng thịt ít.

06/09/2014