Một tay vẫn gây dựng cơ đồ

Anh Ngô bồi hồi nhớ lại ngày bi kịch xảy ra. Đó là một buổi sáng năm 1985, cậu bé 14 tuổi Nguyễn Văn Ngô đang cuốc đất trồng khoai sau vườn nhà thì một tiếng nổ đinh tai nhức óc vang lên. Ngô xỉu tại chỗ và được đưa đi bệnh viện. Tỉnh dậy, Ngô sốc nặng vì thấy mình bị cắt cụt cánh tay phải, tai phải cũng bị điếc hoàn toàn. Phần vai và gáy của Ngô cũng bị chấn thương nặng, không thể làm việc nặng.
Không làm được việc nặng, anh Ngô xin gia đình mua cho mình vài con bò cùng đàn vịt để chăn nuôi vừa để lấy kinh nghiệm, vừa có đồng vào đồng ra, đỡ đần cha mẹ.
Cuộc đời của anh Ngô chỉ bước trang sang mới khi bén duyên với chị Nguyễn Thị Hồng và có 2 đứa con. Nhưng, khó khăn ập đến với gia đình anh khi chăn nuôi nhỏ lẻ không mang lại hiệu quả cao, 4 miệng ăn không thể trông chờ vào vài con vịt thả đồng.
Cái khó ló cái khôn, anh Ngô quyết định mở rộng quy mô chăn nuôi của mình lên trên 1.000 con vịt thả đồng, đào thêm ao cá rộng 500m2 nuôi các loại cá mè, rô phi để tận dụng thức ăn của vịt và giúp dọn sạch ao hồ. “Tui nuôi vịt, bà con ủng hộ lắm. Bởi vì vịt thả ra đồng sẽ tiêu diệt các loại sâu bọ, ốc bươu vàng, châu chấu. Tui vừa giúp bà con diệt trừ sâu bọ vừa có thu nhập mỗi năm trên dưới 50 triệu đồng” – anh Ngô cười nói.
Năm 2013, anh Ngô được Hội Nông dân phường Đông Lương tạo điều kiện cho vay 20 triệu đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân để mua bồ câu Pháp về nuôi. Sau 2 năm tích lũy kinh nghiệm và tự nhân giống, nay anh Ngô có đàn bồ câu trên 400 con cung cấp ra thị trường.
“Bồ câu Pháp dễ nuôi, thức ăn đơn giản, không tốn nhiều công chăm sóc, mỗi năm bồ câu đẻ 8 - 9 lứa, mỗi lứa 2 trứng, tỷ lệ ấp nở thành công trên 70% nên thực sự rất hiệu quả, đặc biệt là với những người khuyết tật, mất sức lao động như tôi” - anh Ngô chia sẻ.
Hiện nay mô hình chăn nuôi vịt, bồ câu Pháp và nuôi cá mang lại thu nhập gần 120 triệu đồng/năm (sau khi trừ chi phí) cho gia đình anh, giúp anh đủ nuôi hai con ăn học.
Đánh giá về nỗ lực của anh Ngô, ông Lê Quang Cường – Chủ tịch Hội Nông dân phường Đông Lương nói: “Tuy là người khuyết tật nhưng anh Ngô luôn là hội viên nông dân gương mẫu, đi đầu trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi và trở thành tấm gương sáng để mọi người học tập, noi theo”.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, về các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú tại xã Ninh Phú như: Hang Dơi, Tiên Du 1, Hội Phú Nam… đến đâu, chúng tôi cũng nghe nông dân than khi nói đến chuyện con tôm. Ông Võ Thanh Tuấn đến vùng Hang Dơi thuê khoảng 1ha để thả nuôi tôm thẻ chân trắng đã mấy năm nay.

Trong tháng 10, diện tích nuôi thả cá tra trên toàn tỉnh Đồng Tháp là 138ha, sản lượng thu hoạch 36 ngàn tấn, tương đương cùng kỳ năm trước. Hiện giá cá tra ở mức 23.000 - 23.500 đồng/kg đối với cá kích cỡ 0,7 - 0,8kg/con. Mức giá này tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với tháng trước và tương đương cùng kỳ năm trước.

Đầu tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 20 về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Tại tỉnh Cà Mau, tình trạng kinh doanh mặt hàng tôm có chứa tạp chất đã giảm đến 90% khi các công ty, xí nghiệp đồng loạt không thu mua các mặt hàng tôm chứa tạp chất.

Trong khi nhiều hộ nông dân còn đang loay hoay tìm kiếm mô hình sản xuất phù hợp thì không ít người đã tự tìm ra hướng đi mới, đem lại lợi nhuận kinh tế ổn định cho gia đình. Mô hình trồng rong sụn kết hợp với nuôi cá ngựa của nông dân Lê Văn Hoàng, ở phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) là một hướng mới.

Liên bang Nga sẽ nghiên cứu khả năng cung cấp cho Việt Nam vật liệu di truyền cá hồi có nguồn gốc Nga và đề xuất một số loại cá thích hợp để tiến hành nghiên cứu khả năng thích nghi của loài này tại Việt Nam.