Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một tay vẫn gây dựng cơ đồ

Một tay vẫn gây dựng cơ đồ
Ngày đăng: 05/06/2015

Anh Ngô bồi hồi nhớ lại ngày bi kịch xảy ra. Đó là một buổi sáng năm 1985, cậu bé 14 tuổi Nguyễn Văn Ngô đang cuốc đất trồng khoai sau vườn nhà thì một tiếng nổ đinh tai nhức óc vang lên. Ngô xỉu tại chỗ và được đưa đi bệnh viện. Tỉnh dậy, Ngô sốc nặng vì thấy mình bị cắt cụt cánh tay phải, tai phải cũng bị điếc hoàn toàn. Phần vai và gáy của Ngô cũng bị chấn thương nặng, không thể làm việc nặng.

Không làm được việc nặng, anh Ngô xin gia đình mua cho mình vài con bò cùng đàn vịt để chăn nuôi vừa để lấy kinh nghiệm, vừa có đồng vào đồng ra, đỡ đần cha mẹ.

Cuộc đời của anh Ngô chỉ bước trang sang mới khi bén duyên với chị Nguyễn Thị Hồng và có 2 đứa con. Nhưng, khó khăn ập đến với gia đình anh khi chăn nuôi nhỏ lẻ không mang lại hiệu quả cao, 4 miệng ăn không thể trông chờ vào vài con vịt thả đồng.

Cái khó ló cái khôn, anh Ngô quyết định mở rộng quy mô chăn nuôi của mình lên trên 1.000 con vịt thả đồng, đào thêm ao cá rộng 500m2 nuôi các loại cá mè, rô phi để tận dụng thức ăn của vịt và giúp dọn sạch ao hồ. “Tui nuôi vịt, bà con ủng hộ lắm. Bởi vì vịt thả ra đồng sẽ tiêu diệt các loại sâu bọ, ốc bươu vàng, châu chấu. Tui vừa giúp bà con diệt trừ sâu bọ vừa có thu nhập mỗi năm trên dưới 50 triệu đồng” – anh Ngô cười nói.

Năm 2013, anh Ngô được Hội Nông dân phường Đông Lương tạo điều kiện cho vay 20 triệu đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân để mua bồ câu Pháp về nuôi. Sau 2 năm tích lũy kinh nghiệm và tự nhân giống, nay anh Ngô có đàn bồ câu trên 400 con cung cấp ra thị trường.

“Bồ câu Pháp dễ nuôi, thức ăn đơn giản, không tốn nhiều công chăm sóc, mỗi năm bồ câu đẻ 8 - 9 lứa, mỗi lứa 2 trứng, tỷ lệ ấp nở thành công trên 70% nên thực sự rất hiệu quả, đặc biệt là với những người khuyết tật, mất sức lao động như tôi” - anh Ngô chia sẻ.

Hiện nay mô hình chăn nuôi vịt, bồ câu Pháp và nuôi cá mang lại thu nhập gần 120 triệu đồng/năm (sau khi trừ chi phí) cho gia đình anh, giúp anh đủ nuôi hai con ăn học.

Đánh giá về nỗ lực của anh Ngô, ông Lê Quang Cường – Chủ tịch Hội Nông dân phường Đông Lương nói: “Tuy là người khuyết tật nhưng anh Ngô luôn là hội viên nông dân gương mẫu, đi đầu trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi và trở thành tấm gương sáng để mọi người học tập, noi theo”.


Có thể bạn quan tâm

Đi Đầu Và Làm Lớn Đi Đầu Và Làm Lớn

Cả gan đi đầu và làm lớn, nhưng ông Bùi Ngọc Liêm lại chưa từng nếm mùi thất bại trong sản xuất- kinh doanh. Ngạc nhiên với điều này nên mặc dù trời rét đậm, mưa phùn dày hạt, chúng tôi vẫn nằng nặc bảo ông Liêm đưa ra ao tôm để mục sở thị điều ông nói: “Làm giàu không khó!”.

09/02/2014
Làng Biển Sắp Lên Hàng Tỷ Phú Làng Biển Sắp Lên Hàng Tỷ Phú

Bây giờ, về làng biển Hải Ninh (huyện Quảng Ninh - Quảng Bình) cứ nghe xôn xao chuyện nuôi tôm trên cát. Ba năm trở lại đây, ai mất mùa cứ mất mùa, riêng người dân biển Hải Ninh nuôi tôm cứ thu nhập tiền tỷ đều.

09/02/2014
Còn Nhiều Cơ Hội Để Tăng Xuất Khẩu Thủy Sản Còn Nhiều Cơ Hội Để Tăng Xuất Khẩu Thủy Sản

Ông Hòe đã trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online xung quanh vấn đề này trước thềm năm 2014. Ngoài cơ hội, ông cũng lưu ý về những nguy cơ mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu sản phẩm của họ theo đường tiều ngạch.

09/02/2014
Năm Thắng Lợi Của Xuất Khẩu Tôm Năm Thắng Lợi Của Xuất Khẩu Tôm

Năm 2013 Sóc Trăng đạt sản lượng 44.000 tấn tôm, cao gấp 3 lần so với năm 2011. Kết quả này đã đóng góp tích cực vào con số 2,8 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước. Chỉ tính riêng 2 nhà máy tại Khu công nghiệp An Nghiệp, giá trị xuất khẩu đã đạt 170 triệu USD.

09/02/2014
Xuất Khẩu Mừng Và Lo Xuất Khẩu Mừng Và Lo

Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng trưởng khá nhờ thế mạnh về xuất khẩu lúa gạo, thủy sản, trái cây… Tuy vậy, năm 2014 xuất khẩu của cả vùng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nỗi lo.

09/02/2014