Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một Tay Làm Nên Cơ Nghiệp

Một Tay Làm Nên Cơ Nghiệp
Ngày đăng: 07/08/2013

Bị mất một bàn tay trong chiến tranh nhưng hiện ông Nguyễn Văn Thuận (trại Cầu Cả, xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) vẫn có thu nhập 100 triệu đồng/năm từ làm VAC.

Ông Thuận chia sẻ: “Chỉ còn một tay, tôi gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, nhưng theo lời Bác Hồ dạy “tàn nhưng không phế”, tôi đã cố gắng khắc phục khiếm khuyết của bản thân để vượt qua mọi trở ngại”.

Năm 1979, thực hiện chủ trương khai hoang phục hóa đồng ruộng của xã, ông Thuận cùng vợ con ra trại Cầu Cả khai hoang được 5.000m2 đất để trồng lúa. Sau vài vụ trồng lúa không có lãi, ông chuyển sang trồng cây ăn quả rồi trồng hoa, loay hoay mãi vẫn chưa giải được bài toán thoát nghèo. Qua tìm hiểu, ông thấy đồng chiêm trũng của xã phù hợp với nuôi cá. Năm 1990, ông quyết định chuyển đổi toàn bộ 5.000m2 đất của gia đình và thầu thêm 4.000m2 đất của xã để đào ao, mua cá trắm, chép, trôi, mè về thả.

Thấy nuôi cá thương phẩm hiệu quả không cao, ông chuyển sang nuôi cá giống cung cấp cho các hộ nuôi cá trong xã và các xã lân cận. Với giá bán cá trôi 20.000 đồng/kg; cá trắm, chép 50.000 đồng/kg, mỗi năm ông thu về 50-70 triệu đồng.

Trên bờ ao, ông làm chuồng nuôi vịt. “Năm đầu (2003), cả đàn vịt mấy trăm con của gia đình gặp dịch cúm gia cầm chết gần hết, tôi mất gần 50 triệu đồng” - ông Thuận kể. Không lùi bước, ông mua tài liệu về đọc, tìm các hộ nuôi vịt lâu năm học hỏi kinh nghiệm. Hiện, đàn vịt 1.000 con, trong đó có 100 con vịt đẻ trứng, mỗi ngày cho ông 200.000 đồng. “Do tuân thủ chặt chẽ quy định về tiêm phòng, cho đàn gia cầm uống thuốc đầy đủ và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tôi đã thành công trong chăn nuôi” - ông Thuận chia sẻ.

Cùng với vịt, cá, ông còn trồng cây ăn quả như nhãn, xoài, đào... mỗi năm cũng đưa về cho ông khoản thu đáng kể. Trang trại của ông tạo việc làm thời vụ cho 10 lao động tại địa phương với thu nhập 100.000-120.000 đồng/ngày.

Bà con ND muốn học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi liên hệ với ông Thuận qua số điện thoại: 0974385055.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Rong Nho Biển Trồng Rong Nho Biển

Rong nho biển đang là một loại sản phẩm mới ở Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Tại Khánh Hòa, ngoài Viện hải dương học Nha Trang, Công ty TNHH Trí Tín cũng đã trồng thử nghiệm 200 g giống được mang đến từ Okinawa (Nhật Bản) từ tháng 10/2005. Đồng thời với quá trình nhân giống, Công ty TNHH Trí Tín đã tiến hành trồng thử nghiệm theo nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có sáng kiến trồng rong nho theo phương pháp trồng kê sàn có lưới che. Từ tháng 10/2006 đến nay, công ty đã nhân rộng thành công phương pháp trồng này tại vùng biển Hòn Khói (Ninh Hải, Ninh Hòa).

02/06/2012
Xây Dựng Thương Hiệu Cho Trái Ổi Bình Lộc Xây Dựng Thương Hiệu Cho Trái Ổi Bình Lộc

Ổi xá lị Bình Lộc (TX. Long Khánh) nổi tiếng nhờ chất lượng thơm ngon, giòn ngọt do không sử dụng chất kích thích, trái chín tự nhiên theo cách chăm sóc truyền thống của nông dân miệt vườn

21/06/2011
Đào Pháp Trúng Giá Cao Ở Bắc Hà Đào Pháp Trúng Giá Cao Ở Bắc Hà

Theo thống kê của phòng kinh tế huyện Bắc Hà (Lào Cai), vụ thu hoạch đào Pháp năm nay ước tính sản lượng đạt 30 tấn, giá trung bình 20 ngàn đồng/kg, sản lượng giảm song giá bán cao, ổn định như các vụ trước.

16/05/2012
Tiền Giang Có Trên 1.475 Bè Nuôi Cá Trên Sông Tiền Tiền Giang Có Trên 1.475 Bè Nuôi Cá Trên Sông Tiền

Toàn tỉnh Tiền Giang hiện có 1.476 bè cá thả nuôi trên sông Tiền, tập trung ở khu vực cồn Thới Sơn và cồn Tân Long, thuộc thành phố Mỹ Tho và huyện Cai Lậy. Trong số này thì có đến 80% bè nuôi loại cá điêu hồng, còn lại là cá tra, cá phi.

04/06/2012
Thoi Thóp Nghề Trồng Bông Vải Thoi Thóp Nghề Trồng Bông Vải

Theo một tổng kết mới đây của Bộ Công Thương, diện tích trồng bông nước ta đang bị suy giảm nghiêm trọng, nguyên liệu bông sản xuất trong nước hiện chỉ đáp ứng được 2% so với nhu cầu của toàn ngành dệt may.

06/06/2012