Một Sốbệnh Trên Cây Chuối Thường Gặp Và Cách Phòng Trị

Sâu đục thân:
Khi cây chuối bị sâu đục trong lõi của thân cây, vết đục to như đầu đũa, lõi có màu đen, thân cây tiết dịch màu trắng đục, nhầy là bị nám cháy. Cách khắc phục:
- Cần vệ sinh vườn chuối: Thường xuyên đánh tỉa chồi, chỉ để lại 1 chồi cho vụ sau, đồng thời cắt bỏ những lá già để tạo thông thoáng cho vườn chuối.
- Đặt bẫy: Tiến hành vào cuối tháng 2, đầu tháng 3. Chẻ tư thân chuối già dày 5-10 cm rồi úp mặt xuống đất. Mỗi khóm chuối đặt từ 1-2 bẫy, sáng sớm lấy thân chuối cho vào túi PE đem tiêu hủy.
- Dùng thuốc BASUDIN rắc vào nõn cây chuối từ 3-5g/cây vào cuối tháng 3, đầu tháng 4.
- Sau một vài vụ trồng chuối thì nên trồng luân canh với cây trồng khác.
Bệnh nấm phấn đen:
Mặt trên của lá đen như bồ hóng có những con màu trắng bám vào lá thành từng chòm, lá vẫn xanh nhưng rũ xuống. Cách khắc phục:
- Phòng bệnh: cần vệ sinh vườn chuối bằng cách cắt bỏ các lá già, phát quang cỏ dại và đánh bớt chồi nhỏ, để mỗi khóm chuối 2-3 chồi. Đảm bảo đủ nước và dinh dưỡng cân đối cho chuối phát triển khỏe, tăng sức đề kháng với sâu bệnh.
- Trị bệnh bằng cách dùng 1 trong các loại thuốc trừ nhóm côn trùng chích hút như ABAMIX 1.45WP, BATAS 25EC, XIMEN 2SC… phun ướt đều mặt lá. Có thể trộn lẫn với 1 trong các thuốc sau: VIZINCOP 50WP, FAMERTIL 300 EC, ANVIL 5SC… để tăng hiệu quả trị loại bệnh nấm phấn đen. Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh khi trời nắng to hoặc mưa sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.v
Có thể bạn quan tâm

Cây lúa là cây trồng chính của tỉnh Quảng Nam, diện tích gieo trồng vụ hè thu có khoảng 44.000 ha, trong đó khoảng trên 5.000 ha đất lúa không chủ động nước, sản xuất kém hiệu quả cần được chuyển đổi.

Trong chăn nuôi trâu bò gia trại và trang trại cần bố trí, quy hoạch đất để trồng cây thức ăn. Tùy theo quy mô chăn nuôi, phương thức chăn nuôi và các điều kiện cụ thể về đất đai mà quy hoạch khu trồng cỏ thâm canh để thu cắt hoặc khu trồng cỏ để chăn thả luân phiên hoặc cả hai.

Chiều 10-9, ông Tiết Tiến Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau, cho biết vừa tiêu hủy 120 con tôm thẻ chân trắng bố mẹ nuôi vỗ trong bể ương của Trại sản xuất tôm giống Hoàng Duy (ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, Cà Mau) do ông Chu Hoàng Thái làm chủ.

Trạm Khuyến nông huyện Vân Canh (Bình Định) vừa đưa vào nuôi thử nghiệm mô hình cá chình bông thương phẩm ở hai hộ gia đình ông Ung Minh Hải ở thôn 3, thị trấn Vân Canh và ông Phạm Văn Thanh ở thôn Hiển Đông, xã Canh Hiển. Tổng chi phí đầu tư cho mô hình gần 100 triệu đồng với lượng giống cá chình ban đầu thả nuôi là 70kg (loại giống có kích cỡ 100g/con).

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2015 với mục tiêu đặt ra là khống chế diện tích dịch bệnh nguy hiểm dưới 5% diện tích thả nuôi; kiểm dịch 90% giống thủy sản sản xuất trong tỉnh; kiểm tra 80% giống tôm thẻ nhập từ ngoài tỉnh về trước lúc thả nuôi; 100% mẫu tôm bệnh, tôm giống được xét nghiệm và trả kết quả không quá 24 giờ.