Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một Số Vấn Đề Cần Lưu Ý Để Có Giống Tôm Sú Chất Lượng Tốt

Một Số Vấn Đề Cần Lưu Ý Để Có Giống Tôm Sú Chất Lượng Tốt
Ngày đăng: 05/09/2014

Đối với nghề nuôi tôm biển (sú, thẻ chân trắng ) đặc biệt là nuôi thâm canh thì vấn đề như: môi trường, mầm bệnh, chăm sóc và quản lý,…là các yếu tố quyết định sự thành công của nghề nuôi tôm.

Trong lĩnh vực nuôi thâm canh tôm Sú ở Bến Tre thì chất lượng con giống góp phần quyết định đến sự thành bại của nghề nuôi. Để có được nguồn tôm giống (Sú) có chất lượng tốt, một số vấn đề cần lưu ý sau:

1. Đối với trại giống:

- Xa khu công nghiệp, dân cư;

- Nguồn nước không bị ô nhiểm;

- Bố trí vị trí các khu vực sản xuất phải hợp lý, riêng biệt: nhà nghỉ và làm việc của công nhân, cán bộ kỹ thuật, nhà vệ sinh, phòng máy, khu tôm mẹ, khu ương ấu trùng, hệ thống xử lý nước thảy,…

2. Nguồn tôm bố mẹ:

Trong điều kiện sản xuất giống hiện nay hầu hết nguồn tôm bố mẹ lệ thuộc vào đánh bắt tự nhiên nên chất lượng, số lượng chưa đảm bảo nhất là vào mùa vụ nuôi chính khi nhu cầu con giống tăng cao.

Nguồn tôm bố mẹ được đánh bắt ở các vùng biển Trung, Nam Trung Bộ như: Phú Yên, Đà Nẵng, Bình Định,…Các vùng biển ở miền Tây Nam Bộ như: Vũng Tàu, Kiên Giang, Cà Mau,…Trọng lượng trung bình khoảng 180-250gr/con. Sức sinh sản 600.000-800.000 Nauplius/lần đẻ.

Để chất lượng tôm bố mẹ tốt cần đạt một số điều kiện sau:

+ Tôm mẹ đã giao vĩ ngoài tự nhiên trước khi bị đánh bắt;

+ Đầy đủ các phụ bộ, không bị tổn thương;

+ Khi đưa vào nuôi vỗ thành thục: nguồn thức ăn phải có hàm lượng đạm cao (mực, giun nhiều tơ…);

+ Kiểm tra PCR trước khi cho tham gia sinh sản;

+ Thay nước, quản lý môi trường nước ( pH, t0, S‰) phải đảm bảo.

3. Ấu trùng và chăm sóc ấu trùng:

Chăm sóc ấu trùng, hậu ấu trùng quyết định đến chất lượng con giống sau này.

- Đối với Nauplius: nguồn Nauplius tốt khi tôm bố mẹ tham gia sinh sản các lần đầu tiên (Tôm mẹ tham gia sinh sản từ lúc được nuôi vỗ thành thục đến khi lột xác đầu tiên trong điều kiện nuôi trong bể).

Tôm mẹ được cho đẻ riêng mỗi con một bể.

Trứng tôm sau khi đẻ được thu, rửa trứng và được ấp trong bể ấp khác

Khi thu hoạch ấu trùng Nauplius phải có tính hướng quang tốt.

- Đối với các giai đoạn: Zoae, Mysis, Postlarvae do ngoài điều kiện tự nhiên nguồn thức ăn là các loài tảo khuê, giáp xác nhỏ,…Nhưng trong điều kiện sản xuất của trại giống với mật độ ương cao (100-150 N/lít) thì nguồn thức ăn nhân tạo sẽ thay thế các loại thức ăn tự nhiên. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thức ăn: Inve, V8, N, Artemia, tuy nhiên các loại thức ăn này phải đảm bảo:

+ Hàm lượng đạm, khoáng,…phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của ấu trùng;

+ Có mùi hấp dẫn, kích cỡ phù hợp;

+ Có độ lơ lửng tốt, ít hòa tan vào môi trường nước…;

+ Thức ăn có hàm lượng acid amin thiết yếu cao nhằm tăng cường sức đề kháng, sinh trưởng,…của ấu trùng nhất là chất lượng Artemia.

- Quản lý môi trường ương, phòng bệnh:

Nguồn nước trong sản xuất giống tôm sú phải đảm bảo các yếu tố (S‰, t0, NH3, H2S...) phải nằm trong giới hạn cho phép. Hiện nay đa phần nước biển khi ương nuôi ấu trùng phải qua xử lý Chlorine, lọc, tia cực tím,…trước khi cho vào bể ương.

Ngoài yếu tố thủy lý hóa nêu trên xu hướng hiện nay sử dụng các chế phẩm vi sinh trong ương nuôi thay thế dần và hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong sản xuất giống (các loại thuốc, hóa chất trong danh mục cấm). Trong quá trình sản xuất giống các vi khuẩn có lợi sẽ được bổ sung liên tục vào môi trường nước, trong thức ăn ấu trùng.

+ Đối với thức ăn cần bổ sung thêm các men tiêu hóa.

+ Bổ sung thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng;

+ Hàng ngày bổ sung thêm vi sinh vào bể ương các loại vi khuẩn có lợi để phân hủy, hấp thu các chất khí độc: NH3, H2S,…, thức ăn dư thừa;

+ Siphon hàng ngày, thay nước theo yêu cầu.

4. Con giống:

Trước khi chọn giống thả nuôi người nuôi tôm cần lưu ý và quan tâm đến các vấn đề:

- Chọn các trại có uy tín, giám sát được nguồn tôm bố mẹ, thời gian bắt đầu sinh sản đến lúc xuất giống.

- Chọn giống bằng nhiều phương pháp:

+ Cảm quan

+ Gây sốc (S‰, Formol)

+ PCR

- Cần kiểm tra độ mặn của ao nuôi, của bể ương để yêu cầu trại giống thuần hóa, tránh trường hợp tôm bị sốc khi độ mặn chênh lệch cao.

Trên đây là một số vấn đề quan tâm lưu ý mà người nuôi tôm cần biết để chọn được con giống tốt trước khi thả nuôi góp phần vào sự thành công của nghề nuôi tôm.


Có thể bạn quan tâm

Nhiều diện tích rau màu bị ngập úng Nhiều diện tích rau màu bị ngập úng

Do ảnh hưởng của cơn bão số 1, những ngày qua trên địa bàn xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất) có mưa lớn kéo dài khiến nhiều diện tích hoa màu của bà con thuộc ấp Tân Yên bị ngập úng, không thể thu hoạch được. Các loại rau mồng tơi, húng trắng, húng chó… đã bị ngập sâu và thối nhũn.

25/06/2015
Đồng Tháp học tập kinh nghiệm sản xuất xoài từ Nhật Bản Đồng Tháp học tập kinh nghiệm sản xuất xoài từ Nhật Bản

Ngày 24/6, đoàn doanh nghiệp Nhật Bản do Giáo sư, Tiến sĩ KENICHI YOSHIDA - Phó Chủ tịch hội đồng quản trị công ty HYPONeX làm trưởng đoàn có buổi làm việc và tham quan thực tế tại các khu vực sản xuất xoài của thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh. Về phía tỉnh nhà, tiếp đoàn có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Ngoại vụ...

25/06/2015
Tháo gỡ khó khăn thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tháo gỡ khó khăn thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Thời gian qua, nhờ tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế chủ lực hiệu quả, kinh tế huyện Châu Thành có nhiều chuyển biến rõ nét. Đây là cơ sở để tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.

25/06/2015
Hiệu quả từ việc sử dụng nấm Trichoderma trong sản xuất nông nghiệp Hiệu quả từ việc sử dụng nấm Trichoderma trong sản xuất nông nghiệp

Bà Lê Thị Hà – Phó phòng Bảo vệ thực vật Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết: “Sau khi thu hoạch lúa, một lượng lớn rơm rạ được bỏ ra trên đồng ruộng, trở thành chất thải và cần phải xử lý. Để chuẩn bị đất cho vụ mùa gieo trồng mới, nông dân thường dùng biện pháp đốt đồng để xử lý rơm rạ. Việc đốt một lượng lớn rơm rạ sẽ làm đất bị mất đi chất dinh dưỡng và khí thải ảnh hưởng đến môi trường.

25/06/2015
Đua nhau nhổ mì chạy lũ Đua nhau nhổ mì chạy lũ

Liên tiếp hai năm gần đây, mỗi khi có mưa dầm là nông dân tỉnh Tây Ninh đua nhau nhổ hàng trăm ha mì "non" để chạy ngập vì sợ thối củ.

26/06/2015