Một Số Máy Thu Hoạch Lúa

1. Máy gặt đập liên hợp mã hiệu GĐLH –154, năng suất 0,30 ha/giờ; tỷ lệ hao hụt 1,75% của Cơ sở tư nhân Chín Nghĩa, địa chỉ Ấp 1, xã Long Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.
2. Máy gặt đập liên hợp mã hiệu MGĐ-120, năng suất 0,176 ha/giờ, tỷ lệ hao hụt 2,56% của Cty TNHH nhà nước 1 thành viên chế tạo động cơ (Vinappro-Bộ Công nghiệp); đường số 2, khu công nghiệp Biên Hoà 1, tỉnh Đồng Nai.
3. Máy liên hợp thu hoạch lúa Trung Quốc mã hiệu 4LZ- 2.0 năng suất gặt 0,5 - 1,12 ha/giờ, tỷ lệ hao hụt
Ngoài những mẫu máy nêu trên còn có một số loại mẫu máy cải tiến, chế tạo đơn lẻ được thị trường chấp nhận như:
- Máy gặt lúa liên hợp của cơ sở Huỳnh Văn Út ở Cao Lãnh - Đồng Tháp (năng suất 0,3 ha/giờ).
- Máy gặt lúa liên hợp của cơ sở Phạm Văn Nghĩa ở An Giang mới được Sở Nông nghiệp tỉnh nghiệm thu.
- Máy gặt lúa rải hàng FUTU-KICHI của anh Nguyễn Kim Chính ở Bình Định đã cải tiến bộ phận gặt từ máy gặt lúa rải hàng của FUTU1.
Các đơn vị có khả năng cung ứng máy thu hoạch lúa
* Các cơ sở chế tạo máy gặt rải hàng:
- Công ty phụ tùng máy số 1 ( FUTU1)
- Công ty cơ khí Nam Hồng
- Công ty Cơ khí An Giang
- Công ty Cơ khí Thái Bình
- Cơ sở Chín Nghĩa - Long An
* Các cơ sở chế tạo máy gặt liên hợp:
- Công ty chế tạo động cơ VINAPRO
- Cơ sở Chín Nghĩa – Long An
- Cơ sở Năm Sanh – Cần Thơ
* Trên thị trường còn một số loại máy gặt liên hợp được nhập ngoại chủ yếu do Trung Quốc, Nhật bản chế tạo cũng có thể sử dụng được.
Có thể bạn quan tâm

TH3-3 là giống lúa lai hai dòng do PGS. TS Nguyễn Thị Trâm cùng các cộng sự tại Viện Sinh học nông nghiệp (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) chọn tạo từ tổ hợp lai T1S96/R3, được công nhận là giống quốc gia và được cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới.

Triệu chứng: Lúa sau cấy giai đoạn hồi xanh, đẻ nhánh xuất hiện một số khóm hay cả ruộng lúa lá bị úa vàng hoặc chết. Khi nhổ các khóm lúa trên thấy; lá chuyển sang vàng tối, rễ thâm đen và có mùi tanh đặc trưng.

Nuôi cá ruộng lấy sản lúa làm chính kết hợp với nuôi cá. Sau khi nuôi cá ở ruộng lúa, cá ăn phần lớn cỏ dại và sâu hại lúa trong ruộng làm xốp lớp đất mặt ruộng, tăng quá trình phân giải chất hữu cơ trong ruộng, phân của cá làm tăng độ phì của đất làm tăng năng suất lúa từ 5 - 10%, trung bình 1 ha lúa tăng thêm được từ 150 - 450 kg, cao là 750 kg cá.

Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo nông dân trồng lúa nên áp dụng cách quản lý nước theo kỹ thuật tưới “ướt khô xen kẽ” của Viện lúa Quốc tế IRRI như sau: Cây lúa không phải lúc nào cũng cần ngập nước và chỉ cần bơm nước vào ruộng cao tối đa là 5cm.

Muốn cho lúa mùa nhanh bén rễ hồi xanh, không bị bệnh nghẹt rễ, không bị ngộ độc thuốc trừ cỏ, đẻ nhánh sớm, nhanh thu hoạch nông dân cần chú ý một số kinh nghiệm chọn giống lúa gieo cấy và chăm sóc sau.