Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một Số Lưu Ý Trong Nuôi Cá Lồng Bè Mùa Lũ

Một Số Lưu Ý Trong Nuôi Cá Lồng Bè Mùa Lũ
Ngày đăng: 04/10/2011

Năm nay, lũ bất thường, nước sông Tiền, sông Hậu đang lên rất cao. Thêm vào đó, con nước ở những địa phương đầu nguồn từ An Giang sang Đồng Tháp cũng đã “vượt bờ”. Người nuôi thủy sản đang rất lo lắng…

Theo ông Phan Hữu Hội, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Tiền Giang, nước lũ tràn về sẽ gây nhiều thiệt hại cho bà con nuôi cá trong vùng lũ, bởi nước lũ sẽ cuốn trôi phèn, vật chất hữu cơ phân hủy, độc tố thuốc bảo vệ thực vật hòa vào dòng nước của các con sông, kênh rạch sẽ làm thay đổi đột ngột điều kiện môi trường (pH giảm, độ trong thấp), thậm chí ô nhiễm môi trường nước, từ đó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên cá nuôi bè. Mặt khác, lũ về cũng khiến cho mực nước trong các vùng nội đồng dâng cao gây ra hiện tượng tràn bờ, phá bờ, đặc biệt là gây ra áp lực phèn lên ao nuôi cá khi nước lũ mới xuất hiện, từ đó gây thất thoát hay tác động xấu lên cá nuôi.

Số liệu quan trắc môi trường nuôi thủy sản của Chi cục Thủy sản Tiền Giang tại các vùng nuôi thủy sản tập trung ven sông Tiền cho thấy, môi trường nước đã có những biến động xấu cho hoạt động nuôi trồng thủy sản, cụ thể như chỉ tiêu BOD5 (nhu cầu oxy sinh học để phân hủy hết lượng vật chất lơ lửng trong nước) tại Hoà Hưng vượt gấp 1,83 lần giới hạn cho phép, tại đuôi cồn Tân Phong vượt gấp 1,5 lần, tại Thới Sơn vượt gấp 1,66 lần (giá trị giới hạn cho phép BOD5 nhỏ hơn 6 mg/l); chỉ tiêu Coliform (tổng số vi khuẩn trong nước) tại Hoà Hưng vượt gấp 4,4 lần giới hạn cho phép, tại Thới Sơn vượt gấp 1,88 lần (giá trị giới hạn cho phép của chỉ tiêu Coliform là nhỏ hơn 5.000MPN/100 ml).

Do đó, để hạn chế những thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản trong mùa lũ, bà con nuôi cá lồng bè cần chú ý: Tranh thủ thu hoạch nếu cá đạt cỡ thương phẩm. Nếu cá chưa tới cỡ thu hoạch cần chăm sóc kỹ, cho ăn đầy đủ, đúng liều lượng với những loại thức ăn viên công nghiệp có chất lượng. Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách trộn Vitamin C vào thức ăn, thường xuyên theo dõi sức khỏe của cá để có biện pháp xử lý kịp thời.

Rút kinh nghiệm tránh lũ các năm sau, bà con ương nuôi cá vùng thường xuyên ngập lũ cần tính toán thời gian nuôi và lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp để thu hoạch trước khi lũ về.

Lưu ý: Trong mùa lũ, bà con nuôi cá bè không nên thả giống do môi trường nước xấu nên tỷ lệ cá hao hụt sẽ rất cao.


Có thể bạn quan tâm

Nhà máy đường lo thiếu mía Nhà máy đường lo thiếu mía

Vụ sản xuất mía đường 2015 - 2016 đã bắt đầu vào mùa, thế nhưng rất nhiều nhà máy tại các tỉnh trọng điểm về mía đường như Tây Ninh, Sóc Trăng, Hậu Giang... đang như “ngồi trên đống lửa” vì không biết “bói” đâu ra nguyên liệu mía.

14/10/2015
Giá mủ rẻ, Thanh Hoá tạm dừng kế hoạch trồng mới cây cao su Giá mủ rẻ, Thanh Hoá tạm dừng kế hoạch trồng mới cây cao su

Việc trồng mới cao su cần nguồn vốn lớn, giá mủ rẻ, thời gian cho thu hoạch mất nhiều năm, nên người dân không còn mặn mà với cây cao su. Do vậy, Sở NN&PTNT Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh tạm dừng kế hoạch trồng mới cao su năm 2015.

14/10/2015
Diễn đàn sản xuất cá tra theo chuỗi giá trị vùng đồng bằng sông Cửu Long Diễn đàn sản xuất cá tra theo chuỗi giá trị vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tại Đồng Tháp, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp tổ chức Diễn đàn “Sản xuất cá tra theo chuỗi giá trị vùng đồng bằng sông Cửu Long”.

14/10/2015
 Đường đi cho hạt gạo Đường đi cho hạt gạo

Trong cuộc trao đổi với báo Đại Đoàn Kết tại thời điểm vừa kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), GS Võ Tòng Xuân dự báo, gạo Việt sẽ phải đối diện với viễn cảnh “màu xám”.

14/10/2015
Gạo Việt Nam làm nhanh kẻo lỡ Gạo Việt Nam làm nhanh kẻo lỡ

Việt Nam có thâm niên xuất khẩu gạo suốt 26 năm, còn Campuchia chỉ bắt đầu xuất khẩu từ năm 2008. Nhưng 3 năm trở lại đây, gạo Campuchia đã trở thành đối thủ cạnh tranh tiềm tàng với gạo Việt Nam.

14/10/2015