Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Một số lưu ý sản xuất vụ Đông năm 2022

Một số lưu ý sản xuất vụ Đông năm 2022
Tác giả: Ks. Nguyễn Thị Thương Huyền
Ngày đăng: 13/10/2022

Bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông dự báo có khoảng 09 - 11 cơn, trong đó có khoảng 04 - 06 cơn bão khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, đề phòng xảy ra mưa bão dồn dập trong các tháng cuối năm 2022. Cụ thể:

Ở khu vực Bắc bộ, nhiệt độ trung bình tháng 8 - 9/2022 ở mức cao hơn TBNN khoảng 0,50C, tháng 10/2022 ở mức xấp xỉ TBNN, tháng 11 - 12/2022 phổ biến thấp hơn TBNN khoảng 0,50C, tháng 01/2023 nhiệt độ ở mức xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ. Lượng mưa tháng 8 - 10/2022 ở mức cao hơn TBNN từ 5 - 30%, tháng 11/2022-01/2023 ở mức thấp hơn TBNN từ 20 - 50%.

Như vậy, vụ Đông năm 2022 được dự báo sẽ diễn ra trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, cực đoan, không khí lạnh có thể về sớm, mưa bão dồn về cuối năm, trong khi đó giá vật tư, phân bón chưa “hạ nhiệt”, lúa mùa năm nay trỗ bông muộn hơn so với cùng kỳ nhiều năm từ 5 – 7 ngày. Vì vậy để chủ động giành vụ Đông thắng lợi cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Các địa phương căn cứ vào diện tích thu hoạch lúa Mùa xây dựng kế hoạch sản xuất một cách linh hoạt và sáng tạo; sản xuất phải gắn với thị trường, chủ động tìm hiểu, tìm kiếm đầu ra.

- Quy hoạch gọn vùng, tổ chức sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn để thuận tiện tưới tiêu, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, giảm chi phí sản xuât, công lao động và bao tiêu sản phẩm được dễ dàng.

- Đa dạng các nhóm cây trồng vụ Đông, đặc biệt chú ý trồng rải vụ với cây rau nhằm giảm áp lực tiêu thụ và đảm bảo rau phục vụ tết Nguyên đán. Ưu tiên các giống cây vụ Đông ít phụ thuộc thời vụ để trồng như: Trồng bí rau, bí thu quả non,... Hoặc chuyển sang trồng các cây rau màu ưa lạnh như: Khoai tây, cải bắp, su hào,…

- Chuẩn bị hạt giống, củ giống thuộc nhóm cây ưa lạnh để gieo trồng thay thế trong trường hợp mưa bão xảy ra gây chết cây.

- Bố trí theo khung thời vụ tốt nhất với từng nhóm cây:

+ Với nhóm cây ưa ấm như cây ớt, bí, ngô… gieo trồng được càng sớm càng tốt, kết thúc trước 10/10.

+ Với nhóm cây ưa lạnh như khoai tây, su hào, bắp cải… gieo trồng sau 10/10, riêng cây khoai tây trồng tập trung từ 15/10 - 05/11. Không nên trồng quá muộn vì thiếu ánh sáng, nhiệt độ thấp, âm u mưa phùn bệnh hại phát triển, tích luỹ về củ chậm, kéo dài thời gian sinh trưởng ảnh hưởng đến năng suất và thời vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2023.

- Chủ động tiêu thoát nước sớm, thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa Mùa sớm, chuẩn bị cây con (làm bầu) để có thể trồng ngay sau thu hoạch lúa. Hoặc tùy từng loại cây định trồng có thể cắt 2 - 3 hàng lúa tạo ụ đất để đặt bầu trước.

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, sâu bệnh hại để có phương án khắc phục và phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

* Lưu ý, đối với cây con cần:

+ Che phủ nilon cho cây con trong bầu, gieo bổ sung lượng cây con để dự phòng;

+ Làm luống cao, cày rãnh sâu tạo đường thoát nước tốt;

+ Tận dụng rơm, rạ, bèo bồng để ủ gốc, tránh gặp mưa bị trôi đất, dí gốc;

+ Sau các đợt mưa khẩn trương thoát nước và phun thuốc phòng bệnh cho cây.


Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bàn về chương trình nông thôn mới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bàn về chương trình nông thôn mới

Sáng 30.9, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016 – 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra một số hạn chế, tồn tại trong quá trình xây dựng NTM, trong đó có tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản và yêu cầu các địa phương cần sớm có phương án giải quyết.

01/10/2016
Xây dựng NTM ở Nga Sơn: Nhiều cách làm, một mục tiêu Xây dựng NTM ở Nga Sơn: Nhiều cách làm, một mục tiêu

Với xuất phát điểm thấp và các tiêu chí còn lại đều là những tiêu chí khó, cần nguồn vốn lớn, nhưng huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

01/10/2016
Giải bài toán về giống cây công nghiệp và cây ăn quả Giải bài toán về giống cây công nghiệp và cây ăn quả

Cây công nghiệp và cây ăn quả là những cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nhưng thời gian qua, công tác quản lý giống các loại cây này còn nhiều bất cập. Trong khi đó, đây là những loại cây dài ngày, có giá trị kinh tế cao; do đó, nếu nguồn giống không đảm bảo thì ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế. Trước thực tế đó, mới đây, tại TP Bảo Lộc, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng) đã gặp gỡ các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và các hộ nông dân để cùng bàn giải pháp quản lý và phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

01/10/2016
Nuôi đà điểu - hướng đi mới của nông dân huyện Quế Phong Nuôi đà điểu - hướng đi mới của nông dân huyện Quế Phong

Cùng với các mô hình nuôi nhím, nuôi lợn rừng cho thu nhập cao, tại huyện Quế Phong nhiều hộ dân còn mạnh dạn đưa giống cây con mới về nuôi trồng thử nghiệm. Trong đó có mô hình nuôi đà điểu cho hiệu quả bước đầu.

01/10/2016
Tập đoàn Quế Lâm: Nông nghiệp bền vững từ sản xuất hữu cơ Tập đoàn Quế Lâm: Nông nghiệp bền vững từ sản xuất hữu cơ

Từ thành công trong hướng đi ban đầu là sản xuất phân hữu cơ vi sinh, tập Đoàn Quế Lâm đã tấn công sang lĩnh vực nông sản hữu cơ. Hàng loạt sản phẩm nông sản hữu cơ lần lượt xuất hiện trên thị trường như rau hữu cơ, trà hữu cơ, cà phê hữu cơ, thanh long hữu cơ, tiêu hữu cơ…

11/10/2016