Một số lưu ý khi trồng rau trong mùa mưa

Để việc trồng rau trong mùa mưa đạt hiệu quả cao trong điều kiện thời tiết bất lợi, bà con cần lưu ý một số biện pháp như sau:
Thứ nhất là cần dọn đất thật tơi xốp, thoát nước tốt, không nên làm đất quá nhuyễn vì khi gặp mưa lớn đất dễ bị đóng ván. Đất cần lên líp cao khoảng 20cm, chiều rộng 1 - 1,2m là thích hợp.
Thứ hai là nên bón nhiều phân hữu cơ kết hợp với chế phẩm nấm Trichoderma nhằm cải tạo đất, diệt mầm bệnh hại. Đối với phân vô cơ, cần bón khoảng 12 - 15kg NPK 16-16-8 và 10 - 12kg urê mỗi công đất. Ngoài ra, để rau sau khi cắt giữ độ tươi lâu nên bón phân kali từ 5 - 7 kg/1 công.
Thứ ba là sau khi gieo hạt xong nên dùng rơm rạ đã xử lý bệnh đốm vằn rải lên líp để hạn chế tình trạng đóng ván khi gặp mưa nhiều và giữ ẩm độ đất kéo dài.
Thứ tư, cần chú ý phòng trừ các loại sâu dễ phát triển trong mùa mưa như bọ nhảy, sâu ăn tạp. Còn đối với bệnh hại cần tập trung chú ý theo dõi phòng trừ sớm bệnh héo cây con, bệnh thối nhũng.
Có thể bạn quan tâm

Về thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, hỏi những người nuôi tôm ai cũng biết anh Phạm Sơn, người nuôi tôm thẻ đạt hiệu quả nhất của xã Cẩm Thanh nói riêng và thành phố nói chung trong hai năm qua. Một trong những bí quyết thành công của anh là nuôi tôm thẻ theo phương pháp sinh học, hoàn toàn không sử dụng các loại hóa chất trong quá trình nuôi, một hướng nuôi tôm bền vững đang được ngành nông nghiệp khuyến cáo.

Những năm gần đây, ở xã miền núi huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định không ít nông dân tận dụng tốt tiềm năng đất đai để đầu tư sản xuất và đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Trong đó có chị Huỳnh Thị Sương ở thôn Định An, thị trấn Vân Canh.

Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong những năm gần đây ở xã Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều gia đình khá lên nhờ mô hình nuôi cá bống tượng trong lồng bè. Trong số đó phải kể đến anh Lương Ngọc Hải - một trong số những người đầu tiên nuôi cá bống tượng.

Cách đây vài ngày, ông Nguyễn Chánh Thành, Chủ tịch Hội nông dân xã An Hòa (Trảng Bàng - Tây Ninh) thu hoạch đợt lươn cuối, với giá sang cho thương lái tại nhà ông là 110.000 đồng/kg. Sau hơn 8 tháng thả nuôi, trừ hết các khoản chi phí, gia đình ông Thành còn lãi được khoảng 80 triệu đồng từ việc nuôi lươn. Đây cũng là mức lợi nhuận bình quân mà gia đình ông Thành đạt được trong mỗi đợt nuôi lươn của những năm gần đây.

Sau nhiều năm nuôi tôm thất bại, nhiều hộ nuôi tôm ở xã Hoài Hải (huyện Hoài Nhơn - Bình Định) cải tạo ao, hồ nuôi tôm bằng cách đổ đất, cát nâng đáy hồ và lót bạt (người dân địa phương gọi là hồ nổi) để tiếp tục nuôi tôm với hy vọng hạn chế được dịch bệnh, nâng cao thu nhập.