Một số lưu ý khi khởi sự nuôi bò sữa ở nông hộ

Vì thế ở quy mô nông hộ, bà con cần đáp ứng được một số điều kiện trước khi quyết định nuôi bò sữa, nhằm nắm chắc thành công, sản xuất được lâu dài và có thu nhập cao từ nghề này.
Nuôi bò sữa đang là tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Sóc Trăng, giúp cho nhiều nông hộ có thu nhập ổn định. Vì vậy ngày càng có nhiều nông dân có nhu cầu nuôi bò sữa. Với mô hình chăn nuôi nông hộ, điều đầu tiên bà con cần chú ý chính là chuẩn bị nguồn vốn đầu tư. Nuôi bò sữa cần nguồn vốn ban đầu khá cao, người chăn nuôi phải xác định được khả năng kinh tế của mình (về nguồn vốn, đất đai, công lao động).
Ngoài ra còn phải tìm hiểu thị trường, đầu ra sản phẩm; Khi đã biết rõ hiệu quả kinh tế, tính bền vững, bà con sẽ yên tâm bắt tay vào làm; Bước kế tiếp là bà con cần nắm vững các kỹ thuật về nuôi dưỡng chăm sóc, khai thác bò sữa để hạn chế tối đa những rủi ro do thiếu kiến thức, không nắm vững kỹ thuật; Thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật của Ban quản lý dự án phát triển chăn nuôi bò sữa, Trung tâm khuyến nông, nghiên cứu các tài liệu, học hỏi kinh nghiệm từ các hộ nuôi thành công… sẽ giúp bà con chăn nuôi hiệu quả.
Ông Nguyễn Hữu Minh – Phó giám đốc Ban QLDA Phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Sau khi đã xác định đủ điều kiện về vốn và kiến thức, bà con mới tiến hành khởi sự nuôi bò sữa. Bước đầu tiên để nuôi bò là chuẩn bị đủ diện tích đất làm chuồng và đất trồng cỏ, am hiểu kỹ thuật trong chăn nuôi… trước khi bắt bò giống về nuôi.”
Sữa là sản phẩm mau hư hỏng, được tồn trữ bằng những biện pháp, những phương tiện đặc biệt. Nếu không được bảo quản làm lạnh thích hợp, sau 2 – 3 giờ, sữa sẽ bắt đầu hư và sau 12 giờ thì không dùng được nữa. Vì vậy, sữa sau khi vắt phải được bảo quản và vận chuyển nhanh nhất đến các cơ sở thu mua, chế biến; Như vậy ngoài thiết kế chuồng trại, vị trí đặt chuồng xa hay gần trạm thu mua sữa cũng cần được bà con quan tâm.
Theo tính toán của Ban QLDA, mỗi ngày Sóc Trăng có trên 30 tấn sữa cần tiêu thụ, được HTX Evergrowth hợp đồng thu mua, với 6 trạm thu mua được đặt tại xã Thuận Hưng huyện Mỹ Tú, xã Đại Tâm, xã Tham Đôn huyện Mỹ Xuyên, xã Tài Văn, Viên An huyện Trần Đề. Như vậy, đối với những hộ nuôi bò gần các trạm thu mua sữa thì rất thuận tiện, còn những hộ ở xa cần tính toán lại thời gian, cũng như nắm chắc các kỹ thuật bảo quản sữa, để đảm bảo hiệu quả.
Trước khi nuôi bò bà con cần trồng cỏ trước để đảm bảo nguồn thức ăn. Giống bò cao sản thường đòi hỏi nhu cầu về thức ăn, nước uống nhiều hơn, chất lượng tốt hơn để đáp ứng cho nhu cầu về sản xuất. Do đó theo tính toán của ngành chức năng, với 1ha đất trồng cỏ sẽ đủ để nuôi 13 con bò trưởng thành.
Tùy vào điều kiện từng nông hộ và số lượng bò muốn nuôi, bà con tính toán để có đủ nguồn thức ăn cho bò. Việc chọn được giống bò tốt là khâu rất quan trọng vì quyết định đến 60% sự thành bại của việc chăn nuôi.
Các giống bò hướng sữa phổ biến ở Sóc Trăng hiện nay là: bò lai Sind có màu vàng hay vàng cánh gián, có u, yếm phát triển (thường bò cái nặng khoảng 250kg), u yếm càng phát triển, màu vàng càng đậm, tỉ lệ máu bò Sind càng cao là bò tốt. Năng suất cho sữa khoảng 1.200 – 1.500 kg/chu kỳ; Hai là Bò lai Holstein Friesian F1 thường có màu đen tuyền (đôi khi đen xám, đen nâu).
Tầm vóc lớn (bò cái khoảng 300 - 400 kg/con ), năng suất sữa khoảng 2.700 kg/chu kỳ. Phần lớn các giống bò phổ biến hiện nay đã được lai tạo để phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta, tuy nhiên quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, chuồng trại và vệ sinh thú y, đặc biệt là chế độ thức ăn và phòng bệnh cho bò, sẽ quyết định trực tiếp đến sức tăng trưởng, sinh sản cũng như chất lượng sữa bò.
Bà Huỳnh Thị Thảo, người đã có trên 10 năm nuôi bò sữa ở xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú cho biết khi nuôi bò sữa bà con nên chọn mua bò từ 12 – 14 tháng tuổi, có giá từ 20 – 30 triệu đồng/con. Đây là giai đoạn bò trưởng thành, đạt trọng lượng từ 200 – 300kg, sức khỏe tốt thích hợp cho việc phối giống đậu thai. Theo bà Thảo, ngoài việc chuẩn bị chu đáo về chuồng trại và thức ăn, người nuôi cần hiểu rõ đặc tính và các kỹ thuật chăm sóc, giúp bò phát triển tốt, khỏe mạnh, tạo tiền đề tốt cho việc phối giống và cho sữa.
Từ 2 con bò lai Sind ban đầu, hiện bà Thảo đã có 12 con bò, trong đó 6 con đang cho sữa, mỗi ngày cho trên 50kg sữa, với giá sữa hiện là 12.800 đ/kg, bà thu về trên 600 ngàn đồng. Theo bà Thảo tính toán, mỗi năm sau khi trừ các chi phí, gia đình bà có lời trên 80 triệu đồng, cuộc sống gia đình ngày càng khấm khá. Hiện tại bà đã xây dựng xong và sử dụng tốt mô hình chuồng chăn nuôi kết hợp hầm ủ Biogas, vừa giảm ô nhiễm môi trường, tiện ích cho cuộc sống, vừa tạo độ bền vững mô hình sản xuất của gia đình. Đây cũng chính là mô hình kiểu mẫu mà các nông hộ nuôi bò sữa nên hướng đến.
Có thể bạn quan tâm

Hôm qua 22/2, tại TP HCM đã diễn ra buổi họp báo giới thiệu về Festival dừa Bến Tre lần III, năm 2012 (từ ngày 5- 10/4/2012) với chủ đề "Cây dừa Bến Tre trên đường hội nhập và phát triển" do UBND tỉnh Bến Tre tổ chức.

Các loại ngũ cốc giao dịch trên sàn nông sản Chicago (Mỹ) đều tăng giá nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần này khi những căng thẳng trên thị trường tài chính toàn cầu bắt đầu dịu bớt nhờ thông tin từ châu Âu và nhu cầu tăng tại Mỹ đối với các tài sản có độ rủi ro cao hơn như chứng khoán và hàng hóa

Trước tình hình dịch cúm gia cầm(CGC) tiếp tục lan rộng ra 12 tỉnh, thành trên cả nước, hôm qua (23/2), Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị trực tuyến cùng các tỉnh bàn các phương án phòng chống dịch.

Từ loại trái chín không ai ăn nổi bởi vị chua, không chỉ được bà Võ Thị Cúc (62 tuổi) ở cù lao Long Trị (Trà Vinh) chế biến thành thực phẩm đặc sản, mà còn góp phần bảo vệ rừng bần phòng hộ ven biển.

Đây là cách nói dân dã của nông dân Nam bộ khi đề cập đến chương trình “Công nghệ sinh thái” vừa được UBND tỉnh An Giang và Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) tổ chức chuyển giao kỹ thuật. “Công nghệ sinh thái” là chương trình trồng hoa quanh ruộng lúa và đã qua thử nghiệm tại An Giang, Tiền Giang trong năm 2010 và vụ đông xuân vừa qua.