Một số kinh nghiệm từ hoạt động của mô hình Tổ tư vấn nuôi tôm xã Long Hựu Tây

Riêng xã Long Hựu Tây có khoảng 420 ha nuôi tôm, trong đó diện tích nuôi tôm của 75 hộ thuộc phạm vi 2 Tổ Tư vấn ấp Tây và ấp Hựu Lộc chiếm hơn phân nửa.
Việc khánh thành và hoạt động của các Tổ Tư vấn được triển khai theo Kế hoạch số 209/KH-SNN ngày 22/01/2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT.
Thông qua Tổ Tư vấn, bà con ở xã được nhân viên kỹ thuật kiểm tra tình hình sức khỏe của tôm, các chỉ tiêu môi trường nước ao và tư vấn kỹ thuật chăm sóc, các biện pháp phòng trị bệnh trên tôm.
Trong năm 2015, nhân viên kỹ thuật đã kiểm tra 1.292 mẫu nước, mẫu tôm và hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật cần thiết cho người dân, từ đó góp phần giúp cho hơn 60% hộ nuôi có lãi từ 30 - 50 triệu đồng/ha, số hộ còn lại hòa vốn và lỗ một ít do thời giá tôm lúc thu hoạch giảm thấp và do thiệt hại bởi tôm gặp bệnh đốm trắng, phân trắng khá nặng.
Nhìn chung, phương thức hoạt động của Tổ Tư vấn được bà con tin tưởng, tham gia ngày càng đông, tuy nhiên, vì còn là hình thức hoạt động mới, kinh phí, trang thiết bị còn giới hạn, nhân viên kỹ thuật ở xa và thuộc nhiều đơn vị nên công tác phối hợp có lúc chưa đồng bộ, kịp thời đã ít nhiều có ảnh hưởng đến hiệu quả phục vụ.
Qua đó, có thể đúc kết một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ Tư vấn trong thời gian tới như sau:
- Thứ nhất, các thành viên Tổ Tư vấn, đặc biệt Tổ trưởng, Tổ phó phải là những người có uy tín ở địa phương, có nhiều kinh nghiệm thực tế; tránh tình trạng thành lập thành phần Tổ tư vấn đủ về số lượng.
- Thứ hai, công tác thông tin, tuyên truyền phải được chú trọng nhiều hơn nhằm giúp các thành viên của Tổ nắm rõ ý nghĩa, yêu cầu của công tác tư vấn; đặc biệt cần nâng cao hiểu biết các văn bản pháp luật, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Cụ thể nên định kỳ hàng tháng tổ chức sinh hoạt, bồi dưỡng thông tin cho các thành viên kết hợp với trao đổi kinh nghiệm, định hướng hoạt động, đề xuất các biện pháp thực hiện trong thời gian tiếp theo.
- Thứ ba, các cơ quan liên quan cần có kế hoạch kiểm tra và chấn chỉnh kịp thời những Tổ Tư vấn hoạt động không hiệu quả, tìm ra nguyên nhân và phương hướng khắc phục.
Đồng thời, nên tổ chức tổng kết hoạt động và khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác.
Có thể bạn quan tâm

Ngày (22/5), tại TP Đà Nẵng, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương đã tổ chức phiên họp của Ban Tư vấn Chương trình và các Nhóm Công tác Kỹ thuật Thông tin Thương mại lần III.

Ông Nguyễn Văn An, nông dân trồng mãng cầu xiêm ở xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông cho biết, hiện nay các thương lái thu mua mãng cầu xiêm tại vườn với giá 10.000 - 12.000 đồng/kg (tùy theo chất lượng trái), giảm mạnh so với mức hơn 22.000 đồng/kg trong tháng trước. Ở địa phương này, năng suất mãng cầu xiêm bình quân đạt 16 - 18 tấn/ha, lợi nhuận từ vườn mãng cầu xiêm có thể đạt từ 100-200 triệu đồng/ha.

Ông Nguyễn Xuân Huy, Giám đốc Agribank Khánh Hòa cho biết: Hàng năm dư nợ của chúng tôi cho người nuôi trồng thủy sản luôn đạt mức trên 300 tỷ đồng, riêng năm 2013 đạt 319 tỷ đồng với trên 3.300 khách hàng. Được biết hầu hết người dân nuôi trồng thủy sản đều sử dụng đồng vốn hiệu quả và hầu như không có nợ xấu.

Dự án Hệ thống thủy lợi Cầu Sập được triển khai, tuyến đê ven sông Hàm Luông định hình. Những hộ dân có đất canh tác nằm ngoài tuyến đê, ven sông Hàm Luông là vùng quy hoạch nuôi tôm biển. Phần đất nằm phía trong tuyến đê, được ngọt hóa tức ngoài vùng quy hoạch nuôi tôm biển.

Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bắc Giang, nhưng nơi ông Nguyễn Đức Tiến (65 tuổi) lập nghiệp là ấp 3, xã Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai). Nhìn cơ ngơi, tài sản hiện có của người nông dân này, mấy ai biết được khi khởi nghiệp ông chỉ có hai bàn tay trắng.