Một số kinh nghiệm từ hoạt động của mô hình Tổ tư vấn nuôi tôm xã Long Hựu Tây

Riêng xã Long Hựu Tây có khoảng 420 ha nuôi tôm, trong đó diện tích nuôi tôm của 75 hộ thuộc phạm vi 2 Tổ Tư vấn ấp Tây và ấp Hựu Lộc chiếm hơn phân nửa.
Việc khánh thành và hoạt động của các Tổ Tư vấn được triển khai theo Kế hoạch số 209/KH-SNN ngày 22/01/2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT.
Thông qua Tổ Tư vấn, bà con ở xã được nhân viên kỹ thuật kiểm tra tình hình sức khỏe của tôm, các chỉ tiêu môi trường nước ao và tư vấn kỹ thuật chăm sóc, các biện pháp phòng trị bệnh trên tôm.
Trong năm 2015, nhân viên kỹ thuật đã kiểm tra 1.292 mẫu nước, mẫu tôm và hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật cần thiết cho người dân, từ đó góp phần giúp cho hơn 60% hộ nuôi có lãi từ 30 - 50 triệu đồng/ha, số hộ còn lại hòa vốn và lỗ một ít do thời giá tôm lúc thu hoạch giảm thấp và do thiệt hại bởi tôm gặp bệnh đốm trắng, phân trắng khá nặng.
Nhìn chung, phương thức hoạt động của Tổ Tư vấn được bà con tin tưởng, tham gia ngày càng đông, tuy nhiên, vì còn là hình thức hoạt động mới, kinh phí, trang thiết bị còn giới hạn, nhân viên kỹ thuật ở xa và thuộc nhiều đơn vị nên công tác phối hợp có lúc chưa đồng bộ, kịp thời đã ít nhiều có ảnh hưởng đến hiệu quả phục vụ.
Qua đó, có thể đúc kết một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ Tư vấn trong thời gian tới như sau:
- Thứ nhất, các thành viên Tổ Tư vấn, đặc biệt Tổ trưởng, Tổ phó phải là những người có uy tín ở địa phương, có nhiều kinh nghiệm thực tế; tránh tình trạng thành lập thành phần Tổ tư vấn đủ về số lượng.
- Thứ hai, công tác thông tin, tuyên truyền phải được chú trọng nhiều hơn nhằm giúp các thành viên của Tổ nắm rõ ý nghĩa, yêu cầu của công tác tư vấn; đặc biệt cần nâng cao hiểu biết các văn bản pháp luật, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Cụ thể nên định kỳ hàng tháng tổ chức sinh hoạt, bồi dưỡng thông tin cho các thành viên kết hợp với trao đổi kinh nghiệm, định hướng hoạt động, đề xuất các biện pháp thực hiện trong thời gian tiếp theo.
- Thứ ba, các cơ quan liên quan cần có kế hoạch kiểm tra và chấn chỉnh kịp thời những Tổ Tư vấn hoạt động không hiệu quả, tìm ra nguyên nhân và phương hướng khắc phục.
Đồng thời, nên tổ chức tổng kết hoạt động và khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây do giá cao su trên thị trường giảm thấp, cùng với một số nguyên nhân khác khiến nông dân nhiều địa phương trong tỉnh đã chặt bỏ cây cao su, chủ yếu là cao su tiểu điền chuyển sang trồng các loại cây khác.

Xã Núa Ngam, huyện Điện Biên có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 21ha. Mặc dù người dân đã tận dụng tối đa diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Nhưng do trình độ kỹ thuật lạc hậu, nuôi thả quảng canh, manh mún, nên năng suất, sản lượng thủy sản chưa cao (năng suất đạt 1,5 -2 tấn/ha, sản lượng đạt 43,6 tấn/năm).

Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã Hải Giang (huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã thuần hóa, nuôi dưỡng thành công nhiều loài động vật sống trong tự nhiên và đem lại hiệu quả khá lạc quan. Trong đó, nuôi dúi và nhím được xem là mô hình mang lại lợi nhuận cao.

Thời điểm hiện nay, nông dân Bình Định tại các địa phương như: Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh… đang vào cuối vụ thu hoạch ớt, với giá thu mua đang ở mức khá cao. Tại các chợ đầu mối thuộc phường Bình Định (thị xã An Nhơn), giá ớt tươi được các thương lái thu mua từ 20.000 - 24.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với thời điểm chính vụ (từ tháng 4 đến tháng 7).

Giá cả diễn biến không thuận lợi, cộng với sự lấn át mạnh mẽ của cây thanh long làm cho diện tích cây đặc sản nếp bè ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) ngày càng thu hẹp dần.