Một Số Hoạt Động Bước Đầu Của Hợp Tác Xã Quýt Hồng Lai Vung

Hợp tác xã (HTX) quýt hồng huyện Lai Vung thành lập vào giữa tháng 3/2014, gồm 19 thành viên là những người có thâm niên và kinh nghiệm trồng quýt hồng ở xã Long Hậu, với tổng diện tích canh tác 15ha.
Mục đích của HTX là sản xuất tạo ra sản phẩm giá thành hạ, có chủ thể đứng ra ký hợp đồng tiêu thụ với đối tác trong và ngoài nước, tránh tình trạng trúng mùa rớt giá, mất mùa được giá; là điều kiện để các nhà vườn liên kết lại với nhau, cùng sản xuất theo một quy trình nhằm tạo ra sản phẩm đồng nhất với số lượng khá lớn đủ để cung ứng cho khách hàng có yêu cầu, đồng thời xây dựng thương hiệu, nhản hiệu, tạo uy tín cho loại trái cây đặc sản này...
Bước đầu HTX đã huy động vốn điều lệ được 150 triệu đồng, cổ phần tối thiểu là 7,5 triệu đồng và tối đa là 30 triệu đồng.
Cơ sở vật chất gồm 28 máy bơm nước, các máy móc, thiết bị, công cụ khác, hệ thống kênh mương cống đập, đất đai của từng cá nhân, xã viên tự quản lý và sử dụng. HTX đã tổ chức vận động và hướng dẫn tất cả xã viên sản xuất quýt hồng theo hướng VietGAP, nhằm tạo ra sản phẩm sạch, giảm giá thành, tạo thuận lợi cho khâu tiêu thụ. Mỗi năm, HTX dự kiến sẽ sản xuất ra khoảng 300 tấn quýt.
Bên cạnh việc sản xuất, HTX cũng xây dựng phương án kinh doanh gồm: cung ứng trước vật tư như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho xã viên và xã viên sẽ thanh toán sau khi thu hoạch; tổ chức tiêu thụ sản phẩm bằng cách hợp đồng doanh nghiệp tiêu thụ với số lượng lớn, giá cả phải chăng, đảm bảo xã viên không thua thiệt, hạn chế được tình trạng rớt giá...
Các dịch vụ khác như: bơm nước bảo vệ vườn trong mùa lũ, cung ứng cây giống... cũng được HTX tính đến và sẽ thực hiện khi có đủ điều kiện.
HTX còn có kế hoạch thường xuyên tổ chức gặp gỡ các xã viên để trao đổi, hỗ trợ về kỹ thuật trồng và chăm sóc quýt; đề nghị các ngành chuyên môn hỗ trợ khâu tập huấn, hướng dẫn xã viên áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp mỗi xã viên từng bước trở thành chuyên gia sản xuất cây có múi và truyền kinh nghiệm lại cho thế hệ sau.
Theo Ông Lưu văn Tín, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX quýt hồng huyện Lai Vung, thời gian đầu mới thành lập, hoạt động của HTX khó tránh khỏi những khó khăn, do Hội đồng Quản trị còn mới mẽ, chưa thông thạo điều hành kinh doanh các dịch vụ, chỉ tập trung hướng dẫn, trao đổi về kỹ thuật sản xuất theo quy trình VietGAP; chưa xây dựng văn phòng làm việc của Ban Quản trị; chưa bầu chọn bộ phận tài vụ... từ đó đã ảnh hưởng đến hoạt động cũng như việc tổ chức sinh hoạt định kỳ của HTX. Sắp tới, nếu được sự hỗ trợ của các cấp, các ngành chức năng, Hội đồng Quản trị HTX sẽ phấn đấu đưa hoạt động của HTX vào nề nếp, đúng quy định Luật HTX và mang lại hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho từng xã viên.
Có thể bạn quan tâm

Với việc trồng cây dó bầu trong vườn và áp dụng các phương pháp kích tạo trầm nhân tạo, nông dân không còn phải “ngậm ngải tìm trầm” nơi rừng thẳm. Nhưng nhà nông và các đối tác sẽ thành công hơn khi chọn được phương pháp tạo trầm hiệu quả.

Bao lần thất bại tới “liêu xiêu” nhưng tỷ phú cá vược Trương Văn Trị ( xã Nam Cường, huyện Tiền Hải) vẫn luôn tin vào một điều duy nhất: Mình có thể!

Với tinh thần cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan hàng hóa, cơ quan hải quan sẽ không yêu cầu doanh nghiệp phải nộp giấy đăng ký kiểm dịch hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật trong quá trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu, tái xuất khẩu.

Quảng Nam được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, nguồn nước nên tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng nguyên liệu đa dạng.

Huyện Thăng Bình đang huy động đồng bộ các nguồn lực để tập trung triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX (nhiệm kỳ 2015 - 2020). Các vấn đề cốt yếu là xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển vùng.