Một Số Giải Pháp Bảo Vệ Và Khai Thác Hợp Lý Loài Vọp Geloina Coaxans

Vọp là động vật thân mềm hai mảnh vỏ được nhiều người ưa chuộng và có giá trị kinh tế không thua kém các loại khác, như: nghêu, sò…
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc khai thác vọp quá mức, khai thác rừng ngập mặn (nơi phân bố tự nhiên của vọp) để nuôi các loại thủy hải sản có giá trị kinh tế, như: tôm, cua,… làm cho nguồn lợi vọp bị cạn kiệt và không còn khả năng phục hồi. Vì vậy, để bảo vệ và khai thác hợp lý loài vọp, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III - Nha Trang (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố và đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý loài vọp Geloina coaxans (Gmelin, 1791) ở Bến Tre. Đề tài vừa được Hội đồng Khoa học và công nghệ tỉnh nghiệm thu.
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã điều tra, khảo sát và chọn 25 điểm thuộc 3 huyện ven biển, gồm: Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú, thử nghiệm thả nuôi vọp trong ao đất và trong rừng ngập mặn. Theo đó, nhóm tác giả đã xây dựng được 2 mô hình ương và nuôi thương phẩm vọp ở xã Thạnh Hải cho 4 hộ dân tham gia với số lượng vọp giống thả là 36.000 con. Tỷ lệ sống trung bình của vọp trong ao đất là 55,5%, trong rừng ngập mặn là 82,7%. Sau 12 tháng nuôi, kích thước vọp đạt 18 - 20 con/kg. Tổng sản lượng vọp thu được là 1.392kg (trong ao 606kg và rừng ngập mặn là 786kg).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản lượng khai thác vọp hàng năm ở Bến Tre là 6,3 tấn, vọp là loài bổ sung nguồn lợi chậm, để bảo đảm tính bền vững thì sản lượng khai thác cho phép là 50% của trữ lượng hiện tại. Với sản lượng khai thác vọp hiện nay, vượt khoảng 1,3 tấn/năm.
Từ đó, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp để bảo vệ nguồn lợi vọp, như: Khai thác hợp lý, không khai thác vọp ở kích thước nhỏ hơn 30mm, không khai thác vọp vào mùa sinh sản (từ tháng 2 - 5 và tháng 8 - 10), nghiên cứu sản xuất giống và các biện pháp kỹ thuật nuôi thương phẩm để đưa vọp thành đối tượng nuôi, nhằm giảm áp lực khai thác và khôi phục nguồn lợi vọp; có giải pháp quy hoạch và quản lý hợp lý;…
Hội đồng thống nhất nghiệm thu và xếp loại khá cho đề tài.
Có thể bạn quan tâm

TTXVN dẫn lời Trợ lý Tổng thống về an ninh lương thực Francis Pangilinan nói về việc gia tăng nhập khẩu gạo là do tỷ lệ rút gạo từ các kho của chính phủ tăng cao cho biết 400.000 tấn gạo sẽ được dùng làm "hàng đệm" và để ngăn chặn khả năng giá gạo tăng.

Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Krông Nô thì vụ hè thu năm nay, địa phương chỉ có kế hoạch trồng 2.200 ha sắn, nhưng thực tế đến nay diện tích sắn tăng lên đến 3.788 ha. Diện tích sắn tăng nhanh cũng đồng nghĩa với tình trạng lấn chiếm, phá rừng diễn biến phức tạp.

Năm 2014, lần đầu tiên hồ tiêu gia nhập “câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD” của Việt Nam. Niềm vui không phải chờ đến cuối năm. Mới hết tháng 10/2014, kim ngạch xuất khẩu tiêu đã tới 1,1 tỷ USD. Cùng với gạo, cà phê, hạt điều, tiêu Việt Nam thuộc nhóm các mặt hàng có vị thế cao trên thị trường thế giới.

Sau 7 tháng chăm bẵm, lứa heo giống do Hội Nông dân tỉnh trao tặng cho các hộ gia đình nghèo đã sinh sản lứa đầu tiên. 160 con heo giống (trị giá 1,5 triệu đồng mỗi con) trao đi, là ngần ấy hy vọng và niềm vui của cả trăm hộ nông dân Nghĩa Hành, Minh Long, Sơn Tịnh, Bình Sơn khi nhận được cơ hội vươn lên trong cuộc sống.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Nam, niên vụ 2013/2014 giá cà phê khá thấp, điều đáng nói là khi sàn kỳ hạn tăng thì giá nội địa cũng chỉ tăng theo ở mức khiêm tốn, còn khi giá kỳ hạn giảm thì giá nội địa lại rớt thảm hại. Có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu vẫn do chất lượng, thương hiệu và kỹ năng bán hàng của Việt Nam còn yếu.