Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một số điều lưu ý về chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản

Một số điều lưu ý về chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản
Ngày đăng: 25/07/2015

Các loại chế phẩm sinh học có nguồn gốc vi sinh vật là sản phẩm khai thác các dòng vi sinh vật có lợi mà khi được đưa vào môi trường nuôi thủy sản sẽ giúp cho tôm, cá tránh được một số bệnh do các dòng vi khuẩn có hại gây ra.

Ngoài ra, một số vi sinh còn có tác dụng cải thiện khả năng hấp thu thức ăn của tôm, cá. Đồng thời, các dòng vi sinh này còn có khả năng thúc đẩy quy trình phân giải các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan trong môi trường nước và nền đáy ao nên giúp giảm thiểu đáng kể các nguồn khí độc hại đối với tôm, cá.

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học, bà con nuôi thủy sản cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Thứ nhất, trên thị trường hiện nay có 3 dạng chế phẩm sinh học phổ biến là: dạng bột, dạng nước, dạng viên. Do đó, bà con cần lưu ý thực hiện đúng cách hướng dẫn sử dụng của mỗi dạng chế phẩm. Thông thường, loại chế phẩm sinh học có tính năng men tiêu hóa, bà con nên hòa thêm một ít nước rồi trộn vào thức ăn, còn loại chế phẩm có tác dụng xử lý môi trường nếu ở dạng bột, bà con có thể ngâm trong nước và sục khí một thời gian để chúng phát triển gia tăng số lượng vi sinh trước khi cho xuống ao đầm. Khi ngâm các sản phẩm này có thể cho thêm một ít đường để tăng tác dụng. Các sản phẩm dạng nước thì có thể sử dụng trực tiếp.

- Thứ hai, lưu ý ngoại trừ một số ít loại chế phẩm khuyến cáo chỉ sử dụng lúc trời nắng, còn lại đa số nên sử dụng lúc trời mát.

- Thứ ba, chỉ mua các sản phẩm có bao bì, nhãn mác, hạn sử dụng và số công bố chất lượng rõ ràng.

- Thứ tư, không sử dụng chế phẩm sinh học chung với kháng sinh và các loại hóa chất có tính diệt khuẩn.


Có thể bạn quan tâm

Tết Đủ Đầy Nhờ Con Tôm Tết Đủ Đầy Nhờ Con Tôm "Ôm" Gốc Lúa

Cười rất tươi, anh bảo: “Lúa vừa thu hoạch xong đã có thương lái thu mua ngay tại ruộng. Giống lúa lai của Bayer này tốt lắm, cho năng suất tới 1 tấn 300 kg/công (khoảng 10 tấn/ha) nên tổng thu được 30 tấn. Với giá bán tại ruộng là 4.400 đồng/kg, tôi có 132 triệu đồng, trừ chi phí phân, thuốc, công… còn lời 100 triệu”.

02/03/2015
Triển Khai Kỹ Thuật Phòng Trừ Dịch Bệnh Trên Cây Hồ Tiêu Triển Khai Kỹ Thuật Phòng Trừ Dịch Bệnh Trên Cây Hồ Tiêu

Với tổng diện tích cây tiêu trên địa bàn 2.567 ha, trong đó, diện tích tiêu kinh doanh khoảng 2.200 ha với tổng sản lượng hàng năm dao động từ 7.000 tấn đến 9.000 tấn, Chư Pưh được xem là “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh Gia Lai. Lãnh đạo huyện Chư Pưh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp huyện tập trung phát triển bền vững cây hồ tiêu trở thành thế mạnh phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện trong tương lai.

02/03/2015
Bắc Hà (Lào Cai) Trồng Hơn 19 Ha Cây Dược Liệu Bắc Hà (Lào Cai) Trồng Hơn 19 Ha Cây Dược Liệu

Hiện, huyện Bắc Hà đã gieo trực tiếp được 19,3 ha cây đương quy tại các xã: Nậm Mòn (6ha), Na Hối (5ha), Tà Chải (2ha), Lùng Phình (5ha), Bản Già (1,3ha). Ngoài ra, Trạm Khuyến nông huyện đã gieo ươm được hơn 1,3 triệu cây đương quy giống, đủ trồng diện tích còn lại trong thời gian tới.

02/03/2015
Sản Xuất Lúa Lai Cho Lợi Nhuận Cao Gấp Đôi Lúa Hàng Hóa Khác Sản Xuất Lúa Lai Cho Lợi Nhuận Cao Gấp Đôi Lúa Hàng Hóa Khác

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 1991, diện tích lúa lai cả nước chỉ khoảng 100ha. Đến nay con số này đạt trên 600.000 ha. Cũng theo báo cáo sơ kết mô hình thí điểm trong vụ Đông Xuân 2014 vừa qua, nông dân sản xuất giống lúa lai F1 thu lợi nhuận bình quân khoảng 50 triệu đồng/ha.

02/03/2015
Trồng Rau Hái... Đô La Trồng Rau Hái... Đô La

Năm nào cũng thế, cứ đến mùng 7 Tết là làng nghề trồng rau Trà Quế (Cẩm Hà, Hội An, Quảng Nam) lại tưng bừng tổ chức lễ hội cầu bông. Dù là hội làng nhưng năm nào du khách cũng đến đông nghịt. Chính vì thế, là làng nghề chuyên làm nông nhưng nay người dân trong làng lại làm giàu bằng... du lịch.

02/03/2015