Một Số Biện Pháp Chống Nóng Cho Cá

Nâng mực nước ao nuôi từ 1,5 - 2 m nước, tích cực tạo ôxi cho ao nuôi bằng máy quạt nước, máy sục khí hoặc dùng máy bơm bơm ngược lại ao.
Những ngày qua, miền Bắc đón những đợt nắng nóng lên đến gần 40 độ C. Các đối tượng thủy sản nuôi là những động vật biến nhiệt, có thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường nên bị ảnh hưởng, đặc biệt là các loài chịu nóng kém như cá rô phi đơn tính, cá rô đồng, cá chim trắng, ếch... Do đó việc chống nóng cho cá là rất cần thiết.
Nâng mực nước ao nuôi từ 1,5 - 2 m nước, tích cực tạo ôxi cho ao nuôi bằng máy quạt nước, máy sục khí hoặc dùng máy bơm bơm ngược lại ao. Những nơi có điều kiện thay nước thì thay từ 15 - 20% lượng nước cũ và cấp thêm nước mới vào ao dưới dạng phun mưa. Thả 1/3 diện tích bèo như bèo tây, bèo tấm… để tạo bóng mát cho cá và hấp thu kim loại nặng.
Sử dụng chế phẩm sinh học như Best Water, ZeoBacillus, Bio DW… giúp làm sạch đáy ao nuôi, ổn định môi trường, màu nước ao nuôi. Những ngày nắng nóng cần giảm lượng thức ăn từ 30 - 40% hoặc cắt bỏ bữa ăn vào buổi trưa. Trộn vitaminC 20 - 30 gr cho 25 kg thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Vòng đời từ khi trồng cho đến lúc kết thúc khai thác mủ của cây cao su khoảng 30 năm. Do vậy, trồng cao su trên vùng đất miền Trung thường xuyên bị thiên tai là tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nguy cơ nông dân trắng tay là rất lớn nếu không biết cách canh tác bền vững.

Cho dê con trước khi cai sữa (3 tháng tuổi) và dê mẹ sau khi phối giống 5-6 tuần uống thuốc levamisole phòng bệnh giun tròn. Không cho dê ăn cỏ lá vùng ngập nước, dùng dextrin-B phòng định kỳ và điều trị với dê đã mắc bệnh.

Dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, đầu tư vốn ban đầu ít, hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh.

Để nuôi dê đạt năng suất cao, chất lượng tốt thì phương pháp chăn nuôi đóng vai trò quyết định. Vì vậy phải chọn cách nuôi nào cho hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cá nhân, cơ sở chăn nuôi.

Tình hình nuôi tôm thẻ bùng phát, vượt xa tầm kiểm soát của ngành chức năng. Mức độ thiệt hại giữa tôm thẻ chân trắng với tôm sú tương đương nhau nhưng nhờ giá tôm thương phẩm ở mức cao nên khả năng thu hồi vốn đối với tôm thẻ chân trắng tốt hơn, mặt khác do thời gian nuôi ngắn hơn tôm sú, nên đa phần bà con cho rằng tôm thẻ dễ nuôi hơn tôm sú