Một Số Biện Pháp Chống Nóng Cho Cá

Nâng mực nước ao nuôi từ 1,5 - 2 m nước, tích cực tạo ôxi cho ao nuôi bằng máy quạt nước, máy sục khí hoặc dùng máy bơm bơm ngược lại ao.
Những ngày qua, miền Bắc đón những đợt nắng nóng lên đến gần 40 độ C. Các đối tượng thủy sản nuôi là những động vật biến nhiệt, có thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường nên bị ảnh hưởng, đặc biệt là các loài chịu nóng kém như cá rô phi đơn tính, cá rô đồng, cá chim trắng, ếch... Do đó việc chống nóng cho cá là rất cần thiết.
Nâng mực nước ao nuôi từ 1,5 - 2 m nước, tích cực tạo ôxi cho ao nuôi bằng máy quạt nước, máy sục khí hoặc dùng máy bơm bơm ngược lại ao. Những nơi có điều kiện thay nước thì thay từ 15 - 20% lượng nước cũ và cấp thêm nước mới vào ao dưới dạng phun mưa. Thả 1/3 diện tích bèo như bèo tây, bèo tấm… để tạo bóng mát cho cá và hấp thu kim loại nặng.
Sử dụng chế phẩm sinh học như Best Water, ZeoBacillus, Bio DW… giúp làm sạch đáy ao nuôi, ổn định môi trường, màu nước ao nuôi. Những ngày nắng nóng cần giảm lượng thức ăn từ 30 - 40% hoặc cắt bỏ bữa ăn vào buổi trưa. Trộn vitaminC 20 - 30 gr cho 25 kg thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Tại nhiều công trình thủy lợi (CTTL) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, tuy nguồn nước đã cơ bản cải thiện nhờ lượng mưa dồi dào đầu tháng 11, nhưng vẫn còn công trình thiếu nước…

Mấy ngày qua, giá khoai lang tím Nhật ở các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ… lên cơn “sốt”. Hiện thương lái tìm mua khoai lang tím Nhật với giá 800.000 - 850.000 đồng/tạ (tính 60kg/tạ), tăng gấp nhiều lần so với thời điểm quý 2-2015 giá chỉ 100.000 - 150.000 đồng/tạ.

Các địa phương ở Hải Phòng hiện cơ bản thu hoạch xong lúa mùa với năng suất trung bình 57,2 tạ/ha, cao hơn mùa trước chút ít (56,8 tạ/ha), sau bao nỗi lo về điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, biến động thất thường trong suốt quá trình canh tác.

Vụ thu hoạch mía đang tới gần. Trước diễn biến thời tiết khô hạn như năm nay, nhiều hộ dân trồng mía tại các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai cầm chắc nguy cơ mía tụt giảm năng suất…

Thực tế nhiều năm qua cho thấy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường.