Một Nửa Nông Dân Nuôi Cá Tra Bị Lỗ

Theo Trường Đại học Cần Thơ, năm 1993 tỷ lệ số hộ nuôi thủy sản bị lỗ là 9,4%; giai đoạn 2002-2005 tỷ lệ trên tăng lên 25%; giai đoạn 2005-2009 là 30% và giai đoạn 2010-2012 lên tới gần 50%. Những con số này đưa ra tại hội thảo tháo gỡ khó khăn cho cá tra tổ chức ở Cần Thơ ngày 9-10.
Nguyên nhân chính do tỷ trọng giá trị gia tăng mặt hàng cá tra xuất khẩu mang về quá thấp, chỉ có 0,68%, trong khi đối với tôm xuất khẩu là 27,4%, cá ngừ là 37,7%.
Số liệu trên cho thấy chế biến và xuất khẩu cá tra hầu như không có lãi. Năm 2012, chỉ tiêu xuất khẩu cá tra đạt giá trị 2 tỉ đô la nhưng chỉ đạt 1,75 tỉ đô la. Tám tháng đầu năm nay, giá trị cá tra xuất khẩu chỉ đạt 1,14 tỉ đô la.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ, giá cá tra xuất khẩu giảm liên tiếp từ sau năm 2000 đến nay dẫn đến diện tích nuôi bị giảm hàng trăm héc ta. Tỷ lệ số hộ nuôi cá tra bị lỗ ngày càng tang.
Có thể bạn quan tâm

Lần đầu tiên sau 7 năm, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của VN thấp hơn cùng kỳ năm trước. Tại sao giá trị nông sản tuột dốc sau 7 năm?

Có nhiều sản phẩm rau, quả, trứng, thịt, cá… được cấp chứng nhận đủ điều kiện tham gia “chuỗi thực phẩm an toàn” nhưng để tìm mua không phải dễ

Bộ trưởng Cao Đức Phát báo cáo việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn...

Giá cà phê xuống thấp đang làm nản lòng cả người trồng lẫn doanh nghiệp xuất khẩu cà phê.

Nhận định về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam tới quý 1/2016, nhiều chuyên gia cho rằng xuất khẩu gạo sẽ có những tín hiệu tích cực, thậm chí còn có những sức ép về nguồn cung để phục vụ đủ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.