Một Nửa Nông Dân Nuôi Cá Tra Bị Lỗ

Theo Trường Đại học Cần Thơ, năm 1993 tỷ lệ số hộ nuôi thủy sản bị lỗ là 9,4%; giai đoạn 2002-2005 tỷ lệ trên tăng lên 25%; giai đoạn 2005-2009 là 30% và giai đoạn 2010-2012 lên tới gần 50%. Những con số này đưa ra tại hội thảo tháo gỡ khó khăn cho cá tra tổ chức ở Cần Thơ ngày 9-10.
Nguyên nhân chính do tỷ trọng giá trị gia tăng mặt hàng cá tra xuất khẩu mang về quá thấp, chỉ có 0,68%, trong khi đối với tôm xuất khẩu là 27,4%, cá ngừ là 37,7%.
Số liệu trên cho thấy chế biến và xuất khẩu cá tra hầu như không có lãi. Năm 2012, chỉ tiêu xuất khẩu cá tra đạt giá trị 2 tỉ đô la nhưng chỉ đạt 1,75 tỉ đô la. Tám tháng đầu năm nay, giá trị cá tra xuất khẩu chỉ đạt 1,14 tỉ đô la.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ, giá cá tra xuất khẩu giảm liên tiếp từ sau năm 2000 đến nay dẫn đến diện tích nuôi bị giảm hàng trăm héc ta. Tỷ lệ số hộ nuôi cá tra bị lỗ ngày càng tang.
Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ về kinh nghiệm “bắt” nhãn ra hoa theo ý muốn, ông Nguyễn Đức Thụ - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên cho rằng: Có 3 cách để nhãn ra hoa, đậu quả theo ý muốn, gồm khoanh cành, tỉa bớt rễ nhãn và dùng hóa chất.

Hàu là loài động vật nhuyễn thể thuộc nhóm thân mềm hai mảnh vỏ, sống ở bờ biển, các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, độ mặn từ 5 - 35‰. Thịt hàu ngon và ngọt, rất giàu chất dinh dưỡng...

Sáng ngày 17-9, tại Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang (xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang), hơn 50 cán bộ, người dân trong tỉnh được Chi cục Thủy sản Hậu Giang phổ biến về kỹ thuật nuôi thương phẩm lươn đồng.

Nhằm thay thế giống cá truyền thống cho hiệu quả kinh tế thấp, Phòng NN-PTNT huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã xây dựng mô hình nuôi cá lăng chấm thương phẩm.

Do những hoạt động khai thác hải sản theo kiểu “tận diệt” như nạn đánh bắt bằng giã cào gần bờ, sử dụng “rọ lồng” bát quái, thuốc nổ, điện và tận diệt hải sản non, nguồn lợi hải sản vùng biển địa bàn tỉnh Nghệ An đang bị suy giảm nghiêm trọng, mất dần khả năng tự phục hồi.