Một nhà xin rút hộ nghèo, cả bản đổi tư duy

Lấy ngắn nuôi dài
Nói về phong trào nông dân đua nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của địa phương, ông Lục Văn Tâm - Chủ tịch UBND xã Quang Chiểu cho biết: Giai đoạn 2010-2015, từ nguồn vốn hơn 30 tỷ đồng của các chương trình, dự án của Chính phủ và các tổ chức, xã Quang Chiểu đã triển khai xây dựng, cải tạo các công trình đường giao thông, điện lưới quốc gia, trường học, thủy lợi và các công trình phúc lợi.
Cùng với đó, xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con tích cực phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo;
Hướng dẫn thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng như tăng cường cán bộ hỗ trợ xây mô hình điểm trong chăn nuôi, trồng trọt để bà con học tập làm theo...
“Năm 2010, trên địa bàn xã còn tới trên 43% hộ nghèo, cá biệt có bản hộ nghèo chiếm trên 80%. Vì vậy xã xác định công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân là nhiệm vụ then chốt” - ông Tâm nói.
Trước kia, gia đình ông Lương Văn So (bản Poọng) được xếp vào diện nghèo của xã.
Năm 2009, được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, ông So mạnh dạn đăng ký trồng 2ha xoan.
Để “lấy ngắn nuôi dài”, ông tăng cường nuôi gà, vịt, đào ao thả cá… Mỗi năm sau khi trừ chi phí, nguồn lãi có được ông tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng xoan, lát.
Theo tính toán của ông So, năm nay thu nhập của gia đình ông có thể đạt hơn 250 triệu đồng từ mô hình rừng - vườn - ao - chuồng.
Tự nguyện xin rút hộ nghèo
" Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của xã Quang Chiểu còn tới 43,48%, dự kiến cuối năm 2015 giảm còn khoảng 4%, trong đó điển hình là bản Sáng không còn hộ nghèo”. Ông Lục Văn Tâm
Trao đổi với PV, ông Vi Văn Lượng - Trưởng bản Poọng cho biết: “Từ mô hình của gia đình ông So, nhiều hộ dân ở bản đã đến học tập cách làm.
Bà con dân bản cũng đã thay đổi tư duy, không còn trông chờ vào trợ cấp của Nhà nước mà mạnh dạn vay vốn theo điều kiện, khả năng của gia đình để phát triển sản xuất.
Bây giờ, nhiều gia đình đã trở thành hộ khá giả trong bản rồi”.
Nhắc đến chuyện giảm nghèo trong xã, ông Lục Văn Tâm kể: “Cách đây vài năm, anh Thao Văn Nhia, ở bản Pù Đứa đã lên UBND xã để xin rút tên khỏi danh sách hộ nghèo.
Anh Nhia cho biết mình đã biết cách làm ăn kinh tế rồi, nhà đã có nhiều trâu, nhiều bò và thóc lúa.
Bán trâu, bò đi là có tiền, sẽ không lo đói nghèo nữa nên xin rút khỏi hộ nghèo để khỏi mang tiếng với bà con”.
Cũng theo ông Tâm, việc anh Nhia xin rút khỏi danh sách hộ nghèo vào thời điểm đó đã tác động rất lớn đến tư duy, nhận thức của đồng bào nơi đây.
Từ hành động của anh Nhia, tinh thần tự giác vươn lên thoát nghèo, không còn trông chờ vào trợ cấp của Nhà nước trong bà con đã thay đổi rõ rệt, góp phần đưa công tác xóa đói giảm nghèo của xã đạt được những kết quả tích cực.
Có thể bạn quan tâm

Theo một quy trình sản xuất kinh doanh thông thường, những hộ nuôi tôm, cá vay vốn sản xuất, sau khi thu hoạch sẽ thu tiền trả cho ngân hàng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng sẽ thuận buồm xuôi gió như vậy. Ở thời điểm này, nhiều ngân hàng - chủ nợ phải đi “bán cá, nuôi tôm”…

Vào đầu tháng 7 (âm lịch) hằng năm, nhiều nông dân lâu nay quen sản xuất 2 lúa kết hợp 1 vụ cá hoặc những nơi vùng đất trũng không thể sạ lúa vụ 3 (Thu đông) lại bắt đầu thả nuôi cá trên ruộng lúa, nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập trong những tháng mùa nước nổi.

Theo kết quả quan trắc môi trường của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bến Tre, từ tháng 6-2014 đến nay, ở hầu hết các điểm thu mẫu giáp xác ngoài kênh rạch tự nhiên trên địa bàn Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đều phát hiện nhiễm mầm bệnh đốm trắng với tần suất ngày càng cao, đặc biệt là bệnh đốm trắng (WSSV).

Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố, 7 tháng đầu năm, lượng táo nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm trên 58% so với hàng nhập khẩu từ nước khác. Thông tin này làm người tiêu dùng không khỏi băn khoăn bởi lượng táo TQ nhập nhiều như vậy đã đi đâu?

Khai thác thủy sản bằng lưới lừ không mang tính chất huy diệt như giả cào, xung điện nhưng lại làm cho nguồn lợi thủy sản suy giảm một cách nghiêm trọng. Vấn đề này đã và đang trở thành mối lo ngại của chính quyền địa phương.