Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một Nhà Vườn Ăn Nên Làm Ra

Một Nhà Vườn Ăn Nên Làm Ra
Ngày đăng: 18/06/2013

Từ nhiều năm nay, người dân ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành rất kính trọng ông Bùi Xuân Danh, 55 tuổi, công an thôn bởi ông là người biết tính toán làm ăn, đi lên từ mô hình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn và làm giàu chính đáng ngay tại địa phương vốn nghèo khó này.

"Sống ở một vùng quê vốn nghèo, nếu mình không biết tạo đột phá trong cung cách làm ăn thì cả đời phải chịu cảnh cơ cực thôi anh à”. Đó là lời bộc bạch của ông Danh khi mở đầu câu chuyện với tôi về công việc làm ăn của ông. Ngồi dưới bóng mát của một tán cây xum xuê trong vườn, rồi dần theo câu chuyện, tôi biết ông Danh sinh ra và lớn lên ở vùng cát trắng của làng Đại Phú.

Cảnh quê quê nghèo, gia đình nghèo, nên năm 1978, ông phải dẫn bầu đoàn thê tử vào vùng kinh tế mới thuộc huyện Đức Linh, Bình Thuận để mưu kế làm ăn. Lập nghiệp trên vùng đất mới trong khi vốn liếng không có, con đông, lại không hợp với khí hậu, nước non, thổ nhưỡng của vùng đất lạ nên mấy đứa nhỏ ốm đâu triền miên. Cuộc sống gia đình vẫn mãi trong khốn khó.

Rồi tình cờ vào năm 1991, trong một chuyến về thăm quê ông được bà con mách bảo: ở thôn Thái Xuân đất đồi hoang hoá còn nhiều, về lên đó mà lập nghiệp. Thế là ông vào Nam, dẫn ngược gia đình về quê, lên vùng đất này khai hoang, lập vườn. Với bản chất của một người nông dân chăm chỉ, ông quyết chí làm ăn, mong tìm ra một cảnh sống sung túc, đủ đầy.

Ông ra sức vỡ đất, khai hoang xây dựng nên một khu vườn rộng đến 6.000m2. Gặp thuận lợi khu vườn nhà ông lại nằm kề bên con kênh dẫn nước từ hồ Thái Xuân về tưới cho các xã Tam Hiệp, Tam Giang. Đây là một thuận lợi rất lớn để ông xây dựng mô hình “ Vườn – ao - chuồng”.

Bước đầu ông trồng các loại cây nông nghiệp cơ bản là cây lương thực, rau quả ngắn ngày để lo cho cái ăn trước mắt. Rồi dần chuyển qua cây công nghiệp. Sau khi nghe đài, đọc báo và sự hướng dẫn của Hội Nông dân ông nhận thấy việc cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn kinh tế, phát triển mô hình kinh tế trang trại là cơ hội để gia đình ông vươn lên xoá đói giảm nghèo.

Sẵn có mảnh vườn tạp rộng gần 6.000m2 ông mạnh dạn đầu tư kinh phí tập trung cải tạo lại mảnh vườn làm kinh tế. Đến nay, trong khu vườn nhà ông có 2 hồ cá với tổng diện tích mặt nước 500 m2, 6 hồ xi măng nuôi ếch với tổng diện tích 200m2, 100 trụ tiêu và một số cây ăn quả khác.

Ông cho tôi biết ếch có thời gian sinh trưởng rất ngắn, chỉ 3 tháng là xuất nên một năm ông làm được hai vụ, mỗi vụ ông thu được 1 tấn với giá xuất bán là 40 triệu đồng/ tấn. Cùng với ếch mỗi năm ông kiếm thêm 30 triệu tiền cá, gần 10 triệu tiền hồ tiêu chưa kể các khoản thu từ chăn nuôi heo, gà và các loại hoa quả khác.

Có điều tôi ngạc nhiên và thích thú là kiểu thiết kế trong vườn nhà ông đã tạo ra một phong cảnh rất hữu tình, nên thơ, hồ cá, lối đi, bóng trúc, cầu, cây cảnh và có cả nhà đọc sách. Ông thiết kế cả hòn non bộ, hồ cảnh trồng sen sứ trông thật tao nhã như chốn thiền viên.

Vào vườn nhà ông chẳng khác nào đi giữa một công viên. Các loại cây cây cảnh như lộc vừng, sanh si…của ông có giá trị lên đến gần 500 triệu đồng.Vào những ngày nghỉ cuối tuần hoặc những ngày hè học sinh trong thôn thường hay đến vườn ông vui chơi và xin mượn đọc sách, báo. Ngoài việc làm vườn cho gia đình, hiện nay ông còn được các công ty ở khu Công nghiệp Bắc Chu Lai hợp đồng chăm sóc cây cảnh. Anh khoe hôm nào đi làm thì thu nhập thêm được 100.000 đồng/ngày.

Không chỉ biết làm giàu cho bản thân mà ông Bùi Xuân Danh còn luôn sẵn sàng tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ kinh phí cũng như những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình lao động cho bà con hàng xóm. Ông tích cực tham gia vào công tác xã hội, hiện ông là công an thôn và đã thâm niên trong “nghiệp” này hơn 10 năm.

Từ đức tính cần cù, biết tính toán làm ăn mà mảnh vườn tạp um tùm gai góc năm nào giờ đây đã trở thành một vườn nhà kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao cho thu nhập mỗi năm gần 100 triệu đồng. Nhờ đó cuộc sống của gia đình ông Bùi Công Danh bắt đầu khấm khá, đã có của ăn của để, nhà cửa xây dựng kiên cố, khang trang, con cái có điều kiện học hành đến nơi đến chốn...

Với cách làm ăn này bản thân ông vinh dự được cấp trên công nhận là nông dân sản xuất giỏi cấp xã nhiều năm liền và mới đây ông còn được biểu dương tại hội nghị tổng kết phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi của địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Thu Nhập Cao Nhờ Nguồn Thủy Sản Mùa Lũ Thu Nhập Cao Nhờ Nguồn Thủy Sản Mùa Lũ

Tại một số vựa thu mua ốc bươu vàng ở huyện Long Mỹ và Vị Thủy (Hậu Giang), hiện giá ốc bươu vàng làm sạch ruột có giá từ 12.000 - 15.000 đồng/kg, tăng từ 1.000 - 2.000 so với cùng kỳ năm 2013. Trung bình mỗi vựa thu mua được trên 5 tấn ốc/ngày.

02/10/2014
Giải Pháp Kỹ Thuật Nhằm Giảm Giá Thành Trong Khâu Ương, Nuôi Cá Tra Giải Pháp Kỹ Thuật Nhằm Giảm Giá Thành Trong Khâu Ương, Nuôi Cá Tra

Tham dự buổi tập huấn có gần 120 học viên là nông dân chuyên ương, nuôi cá tra; thành viên câu lạc bộ nuôi trồng thủy sản VietGAP; hợp tác xã và các công ty, doanh nghiệp nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh.

02/10/2014
Trà Vinh Khuyến Cáo Nông Dân Không Ồ Ạt Nuôi Cá Lóc Trà Vinh Khuyến Cáo Nông Dân Không Ồ Ạt Nuôi Cá Lóc

Huyện Trà Cú, là địa bàn có diện tích nuôi cá lóc nhiều nhất nhất tỉnh Trà Vinh với diện tích hơn 1.200 ha. Hiện nay, do hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi cá lóc chưa hoàn chỉnh nên chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không được thả nuôi ổ ạt, tránh ô nhiễm môi trường.

02/10/2014
Khuyến Nông Huyện Phú Tân Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Tra BMP Tại Xã Phú Hiệp Khuyến Nông Huyện Phú Tân Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Tra BMP Tại Xã Phú Hiệp

Thực hiện dự án phát triển ngành nghề sản xuất theo chương trình Xây dựng Nông thôn mới. Trạm Khuyến nông huyện Phú Tân (An Giang) vừa tổ chức hội thảo mô hình Nuôi cá tra BMP. Bà con nông dân được nghe báo cáo quy trình thực hiện mô hình Nuôi cá tra BMP và tham quan thực tế mô hình của nông dân Trần Hữu Nghĩa, ngụ ấp Hoà Lợi, xã Phú Hiệp.

02/10/2014
Seaprodex Tham Gia Sự Kiện “Gateway To Vietnam 2014” Seaprodex Tham Gia Sự Kiện “Gateway To Vietnam 2014”

Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex) đã cùng với 30 DN và hơn 400 nhà đầu tư tham dự sự kiện Gateway to Việt Nam 2014 với chủ đề “Tìm kiếm cơ hội đầu tư mới tại Việt Nam”. Tại sự kiện, Seaprodex đã có buổi giới thiệu, giao lưu gặp gỡ với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Seaprodex có nhiều sản phẩm thủy sản khác nhau: cá tầm, cá tra, cá chẻm, cá hường, cá đục, cá thu… đặc biệt mặt hàng tôm XK của Seaprodex rất được thị trường các nước EU, Mỹ, Nhật, Úc và thị trường châu Á ưa chuộng. Riêng đối với sản phẩm cá tầm, Seaprodex đang triển khai nuôi cá tầm thương phẩm tại hồ Kala, huyện Di Linh, Lâm Đồng với diện tích mặt hồ là 320 ha, cung cấp một lượng cá tầm lớn trên thị trường trong nước và XK. Với nhiều lợi thế về ngành nghề kinh doanh, tiềm năng phát triển của mình, Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam đã thu hút được hơn 50 nhà đầu tư trong nước và quốc tế quan tâm và tìm kiếm cơ hội đầu tư hợp tác với Seaprodex. Dự kiến cuối năm 2014, Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam sẽ chào bán cổ phiếu lần đầu ra

02/10/2014