Một loài sâu mới xuất hiện và gây hại trên trái dừa

Ngay khi nhận được thông tin về loài sâu hại này, cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật và Trạm Bảo vệ thực vật huyện Mỏ Cày Nam đã nhanh chóng đến vườn nông dân kiểm tra, xác định vùng gây hại, mật số gây hại.
Đây là loài sâu thuộc Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera). Sâu non có kích thước to, màu nâu xám, dài khoảng 4cm, thân mình có nhiều lông dài. Sâu non đục lỗ tròn (khoảng bằng đầu đũa ăn) trên trái dừa và chui vào bên trong ăn phần xơ và gáo. Sâu gây hại trái dừa non bằng trái cau đến trái lớn khoảng 10cm. Tốc độ cắn phá rất nhanh.
Khác với sâu đục trái dừa, loài sâu này không sống trong trái, chỉ đục lỗ vào bên trong ăn phá và chui ra ngoài. Sâu đẫy sức, kéo những nhen dừa hoặc phân khô kết kén và làm nhộng bên trong kén. Quan sát vườn nhà ông với diện tích 1,4ha trồng nhiều giống dừa nhưng chỉ thấy sâu gây hại trên 1 cây dừa xiêm xanh (3 năm tuổi), những vườn chung quanh cũng không thấy loài sâu này gây hại.
Chi cục Bảo vệ thực vật đã gửi mẫu về Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam để định danh. Trong khi chờ đợi kết quả giám định, nếu bà con nông dân có phát hiện loài sâu hại mới này gây hại trên cây dừa nên báo ngay với cán bộ kỹ thuật các trạm bảo vệ thực vật gần nhất để kiểm tra và có hướng khoanh vùng phòng trị kịp thời, hạn chế phát tán lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng đến năng suất dừa.
Có thể bạn quan tâm

“Phát triển mắc ca có mộng mơ không? Tôi nghĩ là không mộng mơ mà đó là hoài bão chính đáng… "

Mặc dù ngành nông nghiệp đã quan tâm chỉ đạo công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN), nhưng trên thực tế, việc triển khai còn rất nhiều khó khăn, hạn chế, mà một trong những nguyên nhân là đội ngũ cán bộ thiếu và yếu.

Gian trưng bày của Hội Nông dân Việt Nam tại Triển lãm Thành tựu Kinh tế - Xã hội năm 2015 thu hút khách tham quan với hàng trăm sản phẩm nông sản đặc trưng của các vùng miền, và các máy móc, vật tư nông nghiệp là các sáng chế nổi bật do chính người nông dân làm ra...

Chính phủ vừa mới ban hành chính sách tín dụng đối với hộ vừa thoát nghèo nhằm tạo điều kiện cho đối tượng này vay vốn làm ăn để thoát nghèo bền vững.

Với niềm đam mê chăn nuôi, anh Võ Đình Duẫn (thôn Bắc Lân, xã Ba Động, Ba Tơ) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư mô hình trang trại chăn nuôi heo khép kín. Sau 3 năm, mô hình này đã mang lại doanh thu tiền tỷ cho gia đình anh.