Một Huyện Thu Hơn 1.600 Tỷ Đồng Từ Vải Thiều

Nếu tính với giá bình quân 12,5 ngàn đ/kg thì năm nay nhân dân trong huyện Lục Ngạn đã thu về được 1.625 tỷ đồng.
Tính đến nay, nhân dân trong huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã thu hoạch được 90% trong tổng diện tích gần 18 ngàn ha vải thiều.
Số vải thiều chín muộn còn lại tập trung nhiều ở các xã Tân Sơn, Biên Sơn, Giáp Sơn… đang được người dân tiêu thụ thuận lợi với giá bán dao động từ 15 – 22 ngàn đ/kg. Dự kiến đến ngày 15/7, nhân dân trên địa bàn huyện sẽ thu hoạch xong vụ vải thiều năm 2014.
Năm nay, do điều kiện thời tiết thuận lợi nên vải thiều Lục Ngạn được mùa với sản lượng đạt khoảng 130 ngàn tấn (trong đó có 7,5 ngàn tấn vải thiều chín sớm), tăng 58 ngàn tấn so với năm 2013.
Vải thiều thu hái đến đâu bán hết ngay đến đó, với giá cả khá ổn định. Nếu tính với giá bình quân 12,5 ngàn đ/kg thì năm nay nhân dân trong huyện Lục Ngạn đã thu về được 1.625 tỷ đồng, tăng hơn 300 tỷ đồng so với vụ vải thiều năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh trên tôm đã xảy ra ở 12 xã, phường của 4 huyện, gồm Vĩnh Linh, Triệu Phong, Gio Linh, Hải Lăng và thành phố Đông Hà với tổng diện tích bị bệnh là hơn 223 ha, chiếm trên 20% tổng diện tích nuôi tôm toàn tỉnh Quảng Trị. Trong đó có đến 144 ha các hộ nuôi tự xử lý mà không báo cho cơ quan chức năng lấy mẫu tìm nguyên nhân. Năm nay dịch bệnh bùng phát liên tục nên tôm chết hàng loạt khiến người nuôi thiệt hại hàng tỷ đồng.

Trong những ngày này, giá cà phê vẫn chưa lên như mong mỏi của người còn trữ hàng. Xuất khẩu niên vụ này sẽ không đạt chỉ tiêu. Cà phê chất lượng càng tốt càng “ế”. Đó là những trục trặc trong cách kinh doanh cà phê hiện nay cần được xem lại.

“Để giải quyết khó khăn và thúc đẩy tiêu thụ lúa gạo, chúng ta nên thí điểm lập sàn giao dịch cho mặt hàng này”, ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương thành phố Cần Thơ đề xuất như vậy tại phiên thảo luận về “Giải pháp nâng cao giá trị và thúc đẩy tiêu thụ nông sản”.

Cho dù vẫn còn rất thiếu những thông tin đáng tin cậy nhưng vẫn có thể khẳng định rằng, thị trường mắc ca thế giới hiện vẫn còn rất nhỏ, từ sản lượng đến quy mô xuất nhập khẩu và có nhiều rủi ro về giá.

Những năm qua, cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã vùng cao, vùng sâu vùng xa, việc chuyển giao tiến bộ KHKT giúp đồng bào các dân tộc ở đây từng bước làm quen với kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi tiên tiến được huyện Vân Canh đặc biệt quan tâm.