Một huyện quyết giành 75 tỷ vụ đông

Văn Chấn có 31 xã và thị trấn, nhưng chỉ có 24 xã có thể SX vụ đông, còn lại 7 xã vùng cao do lạnh giá, nhiệt độ có nơi xuống tới 4 - 5 độ C nên không thể trồng cấy được.
Hai vùng trọng điểm để SX vụ đông của Văn Chấn là 11 xã nằm quanh lòng chảo cánh đồng Mường Lò và 9 xã vùng ngoài, ngoài ra còn có 4 xã vùng cao: Tú Lệ, Nậm Búng, Gia Hội, Nghĩa Sơn tham gia SX vụ đông, nhưng diện tích rất nhỏ.
Hai chục năm nay SX vụ đông của Văn Chấn chủ yếu là cây ngô đông đã trở thành truyền thống của các xã nằm quanh vùng lòng chảo Mường Lò, năm nào các xã này cũng đi tiên phong trồng ngô đông. Ngoài cây ngô đông là các loại rau màu như cà chua, đậu đũa, mướp đắng, su hào, bắp cải, cà rốt...
Mặc dù SX vụ đông gặp nhiều khó khăn, nhưng cây trồng ít bị sâu bệnh, thời gian sinh trưởng và thu hoạch ngắn và chắc ăn, sản phẩm hàng hóa dễ tiêu thụ. Bởi thế, vụ đông như là quà tặng của thiên nhiên cho người nông dân mà họ không thể từ chối.
Hội nghị SX vụ đông 2015 của huyện Văn Chấn
Để kịp SX vụ đông, ngay từ vụ xuân người dân đã gieo mạ và cấy trước Tết Nguyên đán, nhằm đẩy thời gian cấy vụ mùa sớm từ 10 - 15 ngày, nên vụ mùa ở nhiều xã Hạnh Sơn, Thanh Lương, Phù Nham, Sơn A… tới ngày 8/9 đã gặt được 20 - 30% diện tích.
Khung gieo trồng cây ngô đông rất nghiêm ngặt, nếu xã nào gieo trồng trước ngày 15/10 thì được thu hoạch, còn sau ngày 15/10 khi ngô phun râu, trổ cờ gặp rét thì chắc chắn không được thu hoạch.
Vụ đông 2015, Văn Chấn kế hoạch SX 2.450 ha, trong đó có 1.700 ha ngô đông, tập trung trên đất 2 lúa 1.250 ha ở 20 xã vùng thấp và 250 ha khoai lang, 400 ha rau đậu, 100 ha cá ruộng.
Cánh đồng Mường Lò hiện đang vào mùa lúa chín, tháng 9 ở vùng núi nắng mưa đan xen bất thường. Người dân tranh thủ trời nắng ráo tập trung nhân lực để thu hoạch lúa mùa nhằm giải phóng đất cho SX vụ đông. Với phương châm “sáng lúa chiều ngô”, các hộ đã làm ngô bầu từ trước chờ khi gặt xong là đặt các bầu ngô xuống.
Tranh thủ trời nắng bà con gặt lúa cho SX vụ đông
Ông Nguyễn Văn Nhưỡng, Phó Chủ tịch UBND xã Hạnh Sơn cho biết: "Tổng diện tích ruộng của xã tôi chỉ có 257 ha, dân số lại đông, nếu không làm vụ đông thì đời sống của người dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, chỉ trừ những diện tích ruộng trũng vụ đông năm nay xã có kế hoạch gieo trồng 230 ha, trong đó ngô đông trên đất 2 lúa là 190 ha, rau màu các loại 40 ha.
Từ lâu người dân xã tôi thu nhập trông chờ vào vụ đông. Bởi thế khi lúa đỏ đuôi bà con chuẩn bị làm bầu ngô. Đến nay đã gặt và trồng được 80 ha ngô đông trên đất 2 lúa, số hộ làm bầu được 90%, dự kiến tới 15/9 làm xong bầu, đến 20/9 thì trồng xong 190 ha ngô đông".
Theo tính toán sơ bộ 2.450 ha vụ đông năm nay của huyện Văn Chấn, thu nhập bình quân 31 - 32 triệu/ha thì Văn Chấn cầm chắc 75 tỷ đồng. Nếu thời tiết ấm áp, nắng mưa thuận hòa thì chắc chắn Văn Chấn thu không dưới 80 tỷ. Bởi thế, Văn Chấn quyết tâm giành một vụ đông ấm thắng lợi.
Ông Nhưỡng cho biết thêm, năng suất ngô đông của Hạnh Sơn từ nhiều năm nay đều đạt từ 45 - 50 tạ/ha.
Cây ngô đông không bỏ một thứ gì, thân cây và lá cho chăn nuôi và làm chất đốt, hạt thì để chăn nuôi.
Tính ra mỗi ha ngô đông thu nhập từ 32 - 35 triệu/ha, còn những hộ trồng cà chua thu 200 triệu/ha, trồng ngô nếp thu nhập 100 triệu/ha.
Vào Mường Lò mùa này mới thấy không khí làm vụ đông của người dân vô cùng náo nhiệt. Người cắt lúa, tuốt lúa người cày lên luống xuống bầu ngô…
Bà Trần Thị Hương, xã Sơn A thành thật: "Nhà tôi chỉ có hơn 7 sào ruộng, đất gò đồi không có cả nhà chỉ trông vào mấy sào ruộng này thôi. Phải tranh thủ làm vụ đông để có tiền nuôi các cháu ăn học.
Bác hỏi nhà tôi năm nay trồng giống ngô gì à? Mấy năm nay gia đình tôi và các hộ ở đây trồng giống ngô DK 6919 mua của trạm giống. Bầu giống làm to để khi gặp mưa khỏi vỡ. Năm trước bầu ngô làm nhỏ, khi gặp mưa bầu bị rã ra hỏng ăn bác ạ…".
Cày lên luống trồng ngô đông
Xã Sơn A kế hoạch trồng 185 ngô đông trên đất 2 lúa, đến nay đã gặt được 120 ha, nếu trời nắng thì một tuần nữa sẽ gặt xong, xã cũng đã ứng trước với Trạm giống Nghĩa Văn, toàn bộ số giống đã cung ứng cho các hộ dân.
Có thể bạn quan tâm

Dịch cúm gia cầm xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi tại xã Phước Thái, huyện Ninh Phước làm 300 con gia cầm mắc bệnh. Số gia cầm buộc phải tiêu huỷ là 500 con.

Trong bối cảnh người chăn nuôi phải đối mặt với nhiều khó khăn vì con giống, thức ăn, thuốc thú y liên tục tăng giá nhưng thị trường đầu ra lại bấp bênh; nguy cơ dịch bệnh rình rập… thì mô hình liên kết chăn nuôi giữa Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam với một số chủ trang trại trên địa bàn huyện Cam Lộ (Quảng Trị) mở ra hướng đi mới đầy triển vọng.

Tổng diện tích cây cà phê trên địa bàn huyện Chư Pưh (Gia Lai) là 2.263 ha, trong đó, diện tích cà phê kinh doanh trên 2.185 ha. Tổng sản lượng cà phê nhân bình quân hàng năm của huyện đạt trên 5.000 tấn.

Theo dự báo của ngành chức năng Vĩnh Long, ở vụ Hè Thu, khả năng hạn chế tưới tự chảy có thể lên tới 25.000- 30.000ha, diện tích phải bơm tưới hỗ trợ lên tới 25.109ha và có thể phải bơm nhiều lần Bình Tân (4.027ha), Bình Minh (2.255ha), Tam Bình (4.950ha), Long Hồ (3.655ha), Trà Ôn (4.007ha), Vũng Liêm (4.602ha), Mang Thít (4.602ha).

Vụ việc trên là lời cảnh báo cho bà con nông dân, cần nâng cao cảnh giác hơn nữa trước thủ đoạn lừa đảo của bọn tội phạm, nhất là khi khi mua bán với người lạ mặt. Nếu phát hiện vụ việc tương tự, bà con cần báo ngay cơ quan Công an để phòng ngừa tội phạm và hạn chế những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.