Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một huyện quyết giành 75 tỷ vụ đông

Một huyện quyết giành 75 tỷ vụ đông
Ngày đăng: 11/09/2015

Văn Chấn có 31 xã và thị trấn, nhưng chỉ có 24 xã có thể SX vụ đông, còn lại 7 xã vùng cao do lạnh giá, nhiệt độ có nơi xuống tới 4 - 5 độ C nên không thể trồng cấy được.

Hai vùng trọng điểm để SX vụ đông của Văn Chấn là 11 xã nằm quanh lòng chảo cánh đồng Mường Lò và 9 xã vùng ngoài, ngoài ra còn có 4 xã vùng cao: Tú Lệ, Nậm Búng, Gia Hội, Nghĩa Sơn tham gia SX vụ đông, nhưng diện tích rất nhỏ.

Hai chục năm nay SX vụ đông của Văn Chấn chủ yếu là cây ngô đông đã trở thành truyền thống của các xã nằm quanh vùng lòng chảo Mường Lò, năm nào các xã này cũng đi tiên phong trồng ngô đông. Ngoài cây ngô đông là các loại rau màu như cà chua, đậu đũa, mướp đắng, su hào, bắp cải, cà rốt...

Mặc dù SX vụ đông gặp nhiều khó khăn, nhưng cây trồng ít bị sâu bệnh, thời gian sinh trưởng và thu hoạch ngắn và chắc ăn, sản phẩm hàng hóa dễ tiêu thụ. Bởi thế, vụ đông như là quà tặng của thiên nhiên cho người nông dân mà họ không thể từ chối.

Hội nghị SX vụ đông 2015 của huyện Văn Chấn

Để kịp SX vụ đông, ngay từ vụ xuân người dân đã gieo mạ và cấy trước Tết Nguyên đán, nhằm đẩy thời gian cấy vụ mùa sớm từ 10 - 15 ngày, nên vụ mùa ở nhiều xã Hạnh Sơn, Thanh Lương, Phù Nham, Sơn A… tới ngày 8/9 đã gặt được 20 - 30% diện tích.

Khung gieo trồng cây ngô đông rất nghiêm ngặt, nếu xã nào gieo trồng trước ngày 15/10 thì được thu hoạch, còn sau ngày 15/10 khi ngô phun râu, trổ cờ gặp rét thì chắc chắn không được thu hoạch.

Vụ đông 2015, Văn Chấn kế hoạch SX 2.450 ha, trong đó có 1.700 ha ngô đông, tập trung trên đất 2 lúa 1.250 ha ở 20 xã vùng thấp và 250 ha khoai lang, 400 ha rau đậu, 100 ha cá ruộng.

Cánh đồng Mường Lò hiện đang vào mùa lúa chín, tháng 9 ở vùng núi nắng mưa đan xen bất thường. Người dân tranh thủ trời nắng ráo tập trung nhân lực để thu hoạch lúa mùa nhằm giải phóng đất cho SX vụ đông. Với phương châm “sáng lúa chiều ngô”, các hộ đã làm ngô bầu từ trước chờ khi gặt xong là đặt các bầu ngô xuống.

Tranh thủ trời nắng bà con gặt lúa cho SX vụ đông

Ông Nguyễn Văn Nhưỡng, Phó Chủ tịch UBND xã Hạnh Sơn cho biết: "Tổng diện tích ruộng của xã tôi chỉ có 257 ha, dân số lại đông, nếu không làm vụ đông thì đời sống của người dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, chỉ trừ những diện tích ruộng trũng vụ đông năm nay xã có kế hoạch gieo trồng 230 ha, trong đó ngô đông trên đất 2 lúa là 190 ha, rau màu các loại 40 ha. 

Từ lâu người dân xã tôi thu nhập trông chờ vào vụ đông. Bởi thế khi lúa đỏ đuôi bà con chuẩn bị làm bầu ngô. Đến nay đã gặt và trồng được 80 ha ngô đông trên đất 2 lúa, số hộ làm bầu được 90%, dự kiến tới 15/9 làm xong bầu, đến 20/9 thì trồng xong 190 ha ngô đông".

Theo tính toán sơ bộ 2.450 ha vụ đông năm nay của huyện Văn Chấn, thu nhập bình quân 31 - 32 triệu/ha thì Văn Chấn cầm chắc 75 tỷ đồng. Nếu thời tiết ấm áp, nắng mưa thuận hòa thì chắc chắn Văn Chấn thu không dưới 80 tỷ. Bởi thế, Văn Chấn quyết tâm giành một vụ đông ấm thắng lợi.

Ông Nhưỡng cho biết thêm, năng suất ngô đông của Hạnh Sơn từ nhiều năm nay đều đạt từ 45 - 50 tạ/ha.

Cây ngô đông không bỏ một thứ gì, thân cây và lá cho chăn nuôi và làm chất đốt, hạt thì để chăn nuôi.

Tính ra mỗi ha ngô đông thu nhập từ 32 - 35 triệu/ha, còn những hộ trồng cà chua thu 200 triệu/ha, trồng ngô nếp thu nhập 100 triệu/ha.

Vào Mường Lò mùa này mới thấy không khí làm vụ đông của người dân vô cùng náo nhiệt. Người cắt lúa, tuốt lúa người cày lên luống xuống bầu ngô…

Bà Trần Thị Hương, xã Sơn A thành thật: "Nhà tôi chỉ có hơn 7 sào ruộng, đất gò đồi không có cả nhà chỉ trông vào mấy sào ruộng này thôi. Phải tranh thủ làm vụ đông để có tiền nuôi các cháu ăn học.

Bác hỏi nhà tôi năm nay trồng giống ngô gì à? Mấy năm nay gia đình tôi và các hộ ở đây trồng giống ngô DK 6919 mua của trạm giống. Bầu giống làm to để khi gặp mưa khỏi vỡ. Năm trước bầu ngô làm nhỏ, khi gặp mưa bầu bị rã ra hỏng ăn bác ạ…".

Cày lên luống trồng ngô đông

Xã Sơn A kế hoạch trồng 185 ngô đông trên đất 2 lúa, đến nay đã gặt được 120 ha, nếu trời nắng thì một tuần nữa sẽ gặt xong, xã cũng đã ứng trước với Trạm giống Nghĩa Văn, toàn bộ số giống đã cung ứng cho các hộ dân.


Có thể bạn quan tâm

Vụ Lúa Hè Thu Nông Dân Cùng Lắm Chỉ Lãi 14% Vụ Lúa Hè Thu Nông Dân Cùng Lắm Chỉ Lãi 14%

Theo nhiều nông dân và doanh nghiệp, do giá giống, phân bón đầu tư cho vụ này tăng, cộng với việc giá lúa vẫn đang giảm sút nên khả năng nông dân cùng lắm chỉ lãi 14%.

15/06/2013
Mưu Sinh Nhờ Nuôi Rắn Hổ Hèo Mưu Sinh Nhờ Nuôi Rắn Hổ Hèo

“Ban đầu tiếp xúc với rắn cũng sợ nhưng riết rồi quen, thậm chí cho rắn quấn vào cổ cũng chẳng sợ. Hằng ngày, việc chăm sóc rắn do tôi trực tiếp làm, còn ông xã thì lo đi tìm mồi cho rắn...”.

15/02/2013
Mùa Chôm Chôm Kém Vui! Mùa Chôm Chôm Kém Vui!

Điệp khúc “được mùa, mất giá” là nỗi lo sợ của bà con nông dân nói chung và những người trồng cây ăn trái nói riêng. Mùa chôm chôm năm nay cũng vậy, nhiều người đầu tư vốn liếng, công sức vào vườn cây với hy vọng sẽ thu được lợi nhuận. Thế nhưng, khi đến vụ thu hoạch thì chôm chôm bị rớt giá thê thảm, không tìm được đầu ra khiến nhiều nông dân đang hết sức băn khoăn.

15/06/2013
Đổi Đời Từ Chăn Nuôi Gà Thịt, Lợn Rừng Đổi Đời Từ Chăn Nuôi Gà Thịt, Lợn Rừng

Đó là anh Đào Văn Bằng- một chủ trang trại ở thôn Đồng Vang, xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc trong nhiều năm qua luôn thành công trong chăn nuôi gà thịt quy mô lớn theo hướng tập trung để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Gần đây, anh đầu tư phát triển đàn lợn rừng vừa bán thịt, đồng thời nhân giống cũng mang nhiều kết quả khả quan.

15/06/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Xen Canh Hiệu Quả Từ Mô Hình Xen Canh

Đến thôn 4 xã Hưng Bình – huyện Đắk Rlấp hỏi thăm nhà bác Phạm Đình Thuấn thì không ai là không biết bởi bác nổi tiếng là người cần cù chịu khó lại ham học hỏi, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất

15/06/2013