Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một Hướng Đi Mới Của Người Chăn Nuôi

Một Hướng Đi Mới Của Người Chăn Nuôi
Ngày đăng: 04/07/2013

Với mục đích nghiên cứu, chọn lọc và nhân giống làm cơ sở bảo tồn các giống heo địa phương trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh đã thực hiện “Thử nghiệm một số cặp lai giữa heo rừng Thái Lan và heo bản địa tại Gia Lai”.

Số heo con lai ra đời thích nghi với điều kiện nuôi dưỡng. Đặc biệt, việc xây dựng quy trình chăn nuôi heo địa phương với heo rừng lai phù hợp trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã hoàn thành. Đây được xem là hướng đi mới của người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Gia Lai có nhiều giống heo địa phương được nuôi dưỡng trong điều kiện phù hợp với tập quán chăn thả cùng nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có, tuy nhiên, do thời gian nhiều giống dần bị mất nguồn gien quý hiếm. Trước thực trạng báo động này, từ tháng 1-2010 Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh đã tiến hành thực hiện thử nghiệm đề tài khoa học “Thử nghiệm một số cặp heo lai giữa heo rừng Thái Lan và heo địa phương tại Gia Lai”. Sau hơn 3 năm nghiên cứu lai tạo thử nghiệm đến nay việc lai tạo đã cho ra đời những con heo lai mới mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Theo khảo sát của Trung tâm, hiện tại phần lớn heo địa phương được nuôi trong vùng đồng bào dân tộc Bahnar và Jrai. Tuy nhiên, số lượng đàn heo còn rất ít, phân bổ rải rác ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, tại một số xã thuộc 3 huyện Krông Pa, Chư Pah, Đak Pơ và một số huyện khác của tỉnh.

Heo địa phương có nhiều đặc điểm dễ nhận thấy như: nhỏ con, mõm dài, da dày, lông đen dài, có bờm dài và dựng đứng, chân nhỏ đi bằng móng rất nhanh nhẹn. Chúng có 3 màu sắc lông là màu đen, đen trắng và trắng ở phần bụng. Ngoài ra một số có màu sọc dưa chiếm tỷ lệ thấp và sẽ tự mất dấu này khi heo đạt 3-4 tháng tuổi. Ưu điểm lớn nhất của heo địa phương là khả năng thích nghi cao với môi trường, chống chịu bệnh tốt, sử dụng được các loại thức ăn thô, nghèo dinh dưỡng, chi phí đầu tư nuôi thấp.

Để thực hiện thử nghiệm, Trung tâm đã nhập về 5 heo đực rừng từ Thái Lan để làm giống và cho lai với đàn heo địa phương. Qua thời gian lai tạo đã cho kết quả rất khả quan. Heo con lai giữa heo rừng Thái Lan và heo địa phương ra đời có khả năng chống chịu bệnh rất tốt, thích nghi với điều kiện nuôi bán chăn thả rông... Đặc biệt, tỷ lệ nạc đạt 44,12%, tỷ lệ protein thô đạt 21,44%. Không những vậy, hiệu quả kinh tế rất khả quan, bình quân là 3,02 triệu đồng/nái/năm.

Theo ông Lê Quang Vịnh - Phó Giám đốc Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh, chủ nhiệm đề tài cho hay: “Sau 3 năm triển khai thực hiện đề tài, đã cho ra những bước đột phá trong việc giữ gìn và bảo tồn gien heo địa phương quý.

Quan trọng nhất là có lợi cho người chăn nuôi khi heo lai F1 giữa heo rừng Thái Lan và heo địa phương ra đời rất dễ nuôi, ít bị dịch bệnh, chuồng trại dân dã, ít tốn thức ăn, có thể tận dụng các nguồn thức ăn ngoài tự nhiên như bèo, rau, củ… thậm chí cả cỏ.

Đây là giống heo cần có biện pháp để bảo tồn. Đặc biệt, heo lai thích nghi phát triển được trên nhiều vùng đất của tỉnh Gia Lai. Hiện tại, mỗi ngày có rất nhiều hộ gia đình từ các huyện về Trung tâm để mua con giống về nuôi.

Vì vậy, Trung tâm đang hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật nuôi chuẩn để chuyển giao rộng rãi cho người chăn nuôi heo trong tỉnh. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc đa dạng hóa vật nuôi trên địa bàn tỉnh. Đồng thời Trung tâm cũng đã khuyến cáo người dân nên giữ giống heo địa phương để lai tạo giống heo rừng mới phát triển chăn nuôi”.

Trong điều kiện hiện nay, khi người chăn nuôi heo (nhất là heo siêu nạc) trên địa bàn tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn do giá cả heo hơi rất thấp. Trong khi giá thức ăn chăn nuôi luôn ở mức cao. Việc lai tạo thành công giữa heo rừng Thái Lan và heo địa phương cho những kết quả thuận lợi sẽ là tiền đề giúp người chăn nuôi có cái nhìn mới trong việc chọn lựa heo rừng lai để phát triển kinh tế gia đình.


Có thể bạn quan tâm

Bản Trung Sơn Phát Triển Chăn Nuôi Lợn Bản Trung Sơn Phát Triển Chăn Nuôi Lợn

Được sự hỗ trợ của Quỹ phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh, những năm qua, một số thôn, bản trên địa bàn xã miền núi Trường Sơn nói chung và bản Trung Sơn nói riêng đã phát triển chăn nuôi lợn, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con dân tộc Vân Kiều.

23/06/2013
Ba Ba Mở Hướng Làm Giàu Ba Ba Mở Hướng Làm Giàu

Mới khởi nghiệp được khoảng 6 năm nhưng mô hình nuôi ba ba đã giúp gia đình anh Đinh Công Thủ, ở ấp Láng Hầm B, xã Thạnh Xuân trở thành triệu phú. Mà không chỉ có gia đình anh Thủ, hiện nay có rất nhiều hộ nuôi ba ba ở Thạnh Xuân cũng “phất” lên từ con ba ba.

23/06/2013
Làm Giàu Từ Trang Trại Nuôi Vịt, Thả Cá Làm Giàu Từ Trang Trại Nuôi Vịt, Thả Cá

Mong muốn làm kinh tế tại quê hương, nên ngay khi địa phương có chủ trương chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại, gia đình chị Phạm Thị Loan (xã Ngô Quyền, Tiên Lữ) đã hăng hái tham gia. Từ khoảng 2 mẫu đất ruộng, gia đình chị Loan đã cải tạo thành vườn, ao và một số dãy chuồng trại chăn nuôi.

23/06/2013
Làm Giàu Từ Trang Trại Tổng Hợp Làm Giàu Từ Trang Trại Tổng Hợp

Trong những năm qua phát triển kinh tế theo mô hình trang trại tổng hợp đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần đáng kể vào công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Bảo Yên. Gia đình anh Phạm Văn Hậu ở bản Sáo xã Xuân Hòa (Bảo Yên- Lào Cai) là một điển hình, nhờ phát triển kinh tế trang trại mà kinh tế gia đình anh không ngừng được nâng lên.

23/06/2013
Câu Lạc Bộ Trồng Lúa An Toàn, Đoàn Kết Câu Lạc Bộ Trồng Lúa An Toàn, Đoàn Kết

Câu lạc bộ (CLB) trồng lúa ấp Long Hòa B, xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang tuy mới thành lập trên năm nhưng tinh thần đoàn kết rất cao. CLB được thành lập trên tinh thần tự nguyện của các thành viên và được sự trợ giúp về kỹ năng sinh hoạt nhóm và sự hướng dẫn kỹ trồng lúa an toàn của Công ty Bayer Việt Nam.

23/06/2013