Một hội viên nông dân làm kinh tế giỏi

Xuất phát từ hai bàn tay trắng, không một mảnh ruộng canh tác, thu nhập hàng năm không đủ trang trải cho cuộc sống, hai vợ chồng xoay xở đủ nghề để sinh nhai nhưng cũng không thoát khỏi cảnh ăn bữa sáng lo bữa tối. Không nản lòng, với bản chất cần cù siêng năng, anh đã động viên vợ phải cố gắng vượt qua những khó khăn ban đầu và quyết tâm lao động sản xuất để vươn lên làm giàu chính đáng.
Xác định rõ với người nông dân muốn thoát nghèo và vươn lên làm giàu thì phải áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng, tăng giá trị của nông sản làm ra nên anh cùng gia đình đã không ngừng tìm tòi, học hỏi và áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi.
Chịu khó học hỏi từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ các mô hình kinh tế khác và căn cứ vào thực tế của gia đình, anh quyết định đầu tư phát triển chăn nuôi lợn. Khi đã xác định được hướng đi trong phát triển kinh tế gia đình, anh đã mạnh dạn vay ngân hàng 20 triệu đồng để đầu tư phát triển kinh tế. Đồng thời, thực hiện cải tạo gần 400m2 đất để xây dựng chuồng trại chăn nuôi...
Vừa nuôi lợn thịt, vừa nuôi lợn nái để cung cấp giống cho gia đình nên ga đình anh đã hạn chế được các loại dịch bệnh khi không phải nhập giống từ nơi khác về, tận dụng những thức ăn tự sản xuất được như ngô, chuối trung bình ba tháng xuất chuồng được 1 lứa, mỗi lứa khoảng 10 con. Ngoài ra, còn cung ứng lợn giống cho bà con xung quanh khi có nhu cầu... Bằng phương thức lấy ngắn nuôi dài, vừa sản xuất vừa đầu tư, đến nay gia đình anh Trương Văn Thắng đã có một mô hình kinh tế với quy mô hợp lý và quy củ.
Chuồng trại của gia đình được xây dựng ngăn nắp và hợp vệ sinh; đã xây bể chứa bioga để tận dụng chất đốt từ nguồn chất thải của đàn lợn. Cơ sở kinh doanh của gia đình được sửa chữa khang trang... Nhờ chăn nuôi lợn đã mang về thu nhập sau khi trừ chi phí cho gia đình gần 200 triệu đồng/năm.
Là người nhạy bén với thị trường, anh ngoài phát triển chăn nuôi lợn, anh Trương Văn Thắng còn mở thêm dịch vụ kinh doanh thức ăn gia súc, máy móc nông cụ, phân bón, giống cây trồng phục vụ bà con trong vùng. Hiệu quả từ dịch vụ này mang lại cho gia đình thêm khoản thu nhập lên tới 40 - 50 triệu đồng/năm.
Với sự năng động trong phát triển kinh tế, mô hình kinh tế của gia đình anh Trương Văn Thắng đã đem lại khoản thu nhập ổn định trên 200 triệu đồng/năm, giúp gia đình xây được nhà mới và mua sắm được nhiều vật dụng phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
Không chỉ chú tâm phát triển kinh tế gia đình, anh Trương Văn Thắng còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội do địa phương phát động; sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, trao đổi kinh nghiệm làm ăn với các hội viên nông dân và bà con lối xóm nên được nhiều người quý trọng.
Do có nhiều thành tích trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động xã hội, anh Ttrương Văn Thắng đã được Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn biểu dương và trao tặng danh hiệu “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh” vào tháng 01/2015./.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều người ở huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) đã triển khai thành công mô hình nuôi chim bồ câu theo hướng công nghiệp - đầu tư ít mà nhanh thu hồi vốn. Tuy nhiên, mô hình này cũng đang đứng trước không ít khó khăn về vấn đề tiêu thụ.

Trong đó: 2.916ha ngô; 1.510ha lúa nương; 591,9ha sắn; còn lại những loại cây trồng khác. Vụ đông xuân năm nay ở Mường Chà được mùa là động lực để bà con nông dân tích cực làm cỏ đợt 1 và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng trên nương.

Chiều 2-6, Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đến thời điểm này, đã có hơn 56ha tôm bị dịch bệnh, chủ yếu là bệnh đốm trắng do virus gây nên, chiếm khoảng 10% diện tích hồ nuôi. Dịch bệnh xảy ra nhiều nhất ở huyện Tư Nghĩa với trên 30ha, huyện Bình Sơn gần 10ha. Tại Bình Định, theo cơ quan chuyên môn, cũng đã có hơn 70ha mặt nước nuôi tôm bị dịch bệnh phải thu hoạch sớm…

Những năm gần đây, nông dân tại nhiều quận, huyện ở TP Cần Thơ, nhất là tại quận Thốt Nốt và Ô Môn đã tích cực phát triển trồng cây mè trên chân ruộng lúa trong vụ hè thu hằng năm. Cách sản xuất luân canh giữa lúa và hoa màu này đã giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất đáng kể so với làm 3 vụ lúa trong năm …

Cây dược liệu Atisô đang được cấp ủy, chính quyền và người dân huyện Quản Bạ đặt nhiều kỳ vọng cho một cuộc sống mới của đồng bào các dân tộc huyện nhà: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân...