Một Hộ Trong Tổ Hợp Tác Nuôi Gà Thả Vườn.

Với 50 triệu đồng vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân từ năm 2010 cùng với vốn dành dụm, 19 nông dân ở ấp La Hoa, xã Xuân Đông (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) đã thành lập tổ hợp tác nuôi gà thả vườn và đầu tư mua 3 máy ấp trứng để chủ động về sản xuất giống.
Gia đình ông Lê Trọng Vân là một trong những hộ nuôi gà đầu tiên của tổ. Ông cho biết: “Với số tiền vay và tự có, chúng tôi mua 3 máy ấp trứng với mong muốn tự chủ được con giống. Hồi đó, bình quân mỗi hộ có 20 - 30 con gà mái đẻ, một năm ấp 3 lứa, mỗi lứa trên 150 trứng, hộ nhiều san sẻ cho hộ ít. Nhờ sự hợp tác, hỗ trợ nhau mà ngay lứa gà đầu tiên, chúng tôi đã thắng lớn”.
Các hộ trong tổ hợp tác cho biết, trước đây, do nuôi theo phương pháp truyền thống nên phải mất 6 tháng bà con mới bán được một lứa và thu nhập chỉ đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt của gia đình. Còn bây giờ, các hộ chỉ nuôi khoảng 4 tháng dưới tán cà phê là đàn gà hàng ngàn con đã đạt trọng lượng 1,5 - 1,7 kg/con, xuất bán với giá bình quân 80 ngàn đồng/con, trừ chi phí, thu về hàng trăm triệu đồng.
Tuy nhiên, để có được thành công đó, ngoài việc chủ động con giống, các hộ còn trợ giúp nhau về ngày công tiêm phòng, cắt móng cho đàn gà... Sau mỗi đợt nuôi, các thành viên lại cùng nhau rút kinh nghiệm, chia sẻ những điều học hỏi được qua thực tế... Đặc biệt, để ổn định đầu ra, ban chủ nhiệm tổ hợp tác quyết định không nuôi gà đại trà mà nuôi gối đầu theo nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 - 5 hộ thả nuôi cách nhóm kia 1 - 1,5 tháng.
Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Hoàng, một trong những người nuôi gà thành công nhất trong tổ cho biết, để nuôi gà đạt hiệu quả cao, điều quan trọng nhất là khâu giống phải mua giống từ các cơ sở có uy tín. Sau khi gà nở phải để ở nhiệt độ 32 - 34 độ C. Cho gà uống kháng sinh trong 3 ngày đầu tiên, nếu không làm tốt khâu này, hộ nuôi có thể mất cả đàn gà. ”Gia đình tôi có hơn 1 hécta cà phê. Từ năm 2010 đến nay, tôi kết hợp nuôi thêm gà dưới tán cà phê, không những giúp gia đình tăng thêm thu nhập mà vườn cây còn không phải làm cỏ, ít phải bón phân so với trước. Trung bình một năm, tôi nuôi 3 lứa gà” - anh Hoàng nói.
Dù mới thành lập 2 năm, song bước đầu tổ hợp tác nuôi gà của những nông dân ấp La Hoa đã chứng tỏ đây là hướng làm ăn hiệu quả, bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Trước áp lực gia tăng dân số, diện tích đất sản xuất nông nghiệp thu hẹp, biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia trên thế giới đưa cây trồng biến đổi gien (CTBĐG) vào sản xuất. Thực tế cho thấy, các nước đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng CTBĐG đã thu lợi rất lớn so với các nước khác.

Do nắng nóng kéo dài nên nguồn nước tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Bình Định bị thiếu hụt nghiêm trọng. Trong vụ Hè Thu (HT) năm nay, nông dân nhiều địa phương đã chuyển diện tích lúa thiếu nước sang canh tác các loại cây trồng cạn, lợi nhuận tăng lên đáng kể.

Ngày 24-7, UBND quận Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức ra mắt, thành lập Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ hậu cần và khai thác nghề cá Hải Nhi (phường Thuận Phước, quận Hải Châu).

Thông tin từ Sở NN & PTNT, sản lượng tôm giống sản xuất và tiêu thụ lũy kế 7 tháng đầu năm đạt 11,67 tỷ/kế hoạch 17 tỷ con (68,6%), giảm 23% so cùng kỳ (15,27 tỷ con). Mặc dù vậy, tình hình sản xuất, kinh doanh tôm giống hiện nay có thuận lợi do thời tiết đã có mưa.

Năm nay là năm thứ 4 nông dân ở các xã vùng ngập mặn, ven biển huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh tiếp tục thu được lợi nhuận cao từ mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cua biển. Với diện tích bình quân 1 ha nuôi tôm sú kết hợp với cua biển, nông dân có thu nhập từ 40 - 45 triệu đồng.