Một Hộ Trong Tổ Hợp Tác Nuôi Gà Thả Vườn.

Với 50 triệu đồng vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân từ năm 2010 cùng với vốn dành dụm, 19 nông dân ở ấp La Hoa, xã Xuân Đông (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) đã thành lập tổ hợp tác nuôi gà thả vườn và đầu tư mua 3 máy ấp trứng để chủ động về sản xuất giống.
Gia đình ông Lê Trọng Vân là một trong những hộ nuôi gà đầu tiên của tổ. Ông cho biết: “Với số tiền vay và tự có, chúng tôi mua 3 máy ấp trứng với mong muốn tự chủ được con giống. Hồi đó, bình quân mỗi hộ có 20 - 30 con gà mái đẻ, một năm ấp 3 lứa, mỗi lứa trên 150 trứng, hộ nhiều san sẻ cho hộ ít. Nhờ sự hợp tác, hỗ trợ nhau mà ngay lứa gà đầu tiên, chúng tôi đã thắng lớn”.
Các hộ trong tổ hợp tác cho biết, trước đây, do nuôi theo phương pháp truyền thống nên phải mất 6 tháng bà con mới bán được một lứa và thu nhập chỉ đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt của gia đình. Còn bây giờ, các hộ chỉ nuôi khoảng 4 tháng dưới tán cà phê là đàn gà hàng ngàn con đã đạt trọng lượng 1,5 - 1,7 kg/con, xuất bán với giá bình quân 80 ngàn đồng/con, trừ chi phí, thu về hàng trăm triệu đồng.
Tuy nhiên, để có được thành công đó, ngoài việc chủ động con giống, các hộ còn trợ giúp nhau về ngày công tiêm phòng, cắt móng cho đàn gà... Sau mỗi đợt nuôi, các thành viên lại cùng nhau rút kinh nghiệm, chia sẻ những điều học hỏi được qua thực tế... Đặc biệt, để ổn định đầu ra, ban chủ nhiệm tổ hợp tác quyết định không nuôi gà đại trà mà nuôi gối đầu theo nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 - 5 hộ thả nuôi cách nhóm kia 1 - 1,5 tháng.
Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Hoàng, một trong những người nuôi gà thành công nhất trong tổ cho biết, để nuôi gà đạt hiệu quả cao, điều quan trọng nhất là khâu giống phải mua giống từ các cơ sở có uy tín. Sau khi gà nở phải để ở nhiệt độ 32 - 34 độ C. Cho gà uống kháng sinh trong 3 ngày đầu tiên, nếu không làm tốt khâu này, hộ nuôi có thể mất cả đàn gà. ”Gia đình tôi có hơn 1 hécta cà phê. Từ năm 2010 đến nay, tôi kết hợp nuôi thêm gà dưới tán cà phê, không những giúp gia đình tăng thêm thu nhập mà vườn cây còn không phải làm cỏ, ít phải bón phân so với trước. Trung bình một năm, tôi nuôi 3 lứa gà” - anh Hoàng nói.
Dù mới thành lập 2 năm, song bước đầu tổ hợp tác nuôi gà của những nông dân ấp La Hoa đã chứng tỏ đây là hướng làm ăn hiệu quả, bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Để giúp nông dân phòng chống bệnh rệp sáp tấn công, ngành Nông nghiệp huyện Chư Jút đã phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương hướng dẫn nông dân mua các loại thuốc đặc trị rệp sáp về phun và khuyến cáo nông dân nên tiến hành cắt và tiêu hủy những cành, chùm quả đã bị khô nhằm hạn chế sự phát triển của rệp sáp.

Đến thời điểm này đã có 12 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, như điện thoại các loại và linh kiện; dệt may; giày dép; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dầu thô; thủy sản; gỗ và sản phẩm gỗ; cà phê; gạo...

Cuối tháng 5, nông dân huyện Mường Chà bước vào những ngày thu hoạch cuối cùng của vụ lúa đông xuân. Vụ này Mường Chà được mùa, mang lại niềm vui lớn cho người nông dân. Trong các thôn bản, bà con tận dụng từng khoảng trống bằng phẳng, tranh thủ trời nắng để phơi lúa.

Đó là khẳng định của ông Phan Đức Tú- Tổng giám đốc ngân hàng BIDV Việt Nam tại buổi tọa đàm triển khai chương trình tín dụng khai thác hải sản xa bờ năm 2014, do BIDV Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Ngãi chủ trì vào chiều 3.6. Đây là chương trình được hầu hết các ngư dân đồng lòng ủng hộ với những ưu đãi chưa từng có.

Tình hình biển Đông đang diễn biến phức tạp khi Trung Quốc tăng số lượng tàu quân sự tại khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam, xâm phạm ngư trường Hoàng Sa; liên tục tấn công, đâm va tàu cá ngư dân Việt Nam…