Một Hiểm Họa Lớn

Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước - trên 55.000ha. Gần đây, trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã phát hiện một số hộ tự phát nhân - nuôi đuông dừa với mục đích kinh doanh, vì ấu trùng đuông dừa là món ăn đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn. Đây là một việc làm rất nguy hiểm, cần được sớm phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tránh làm lây lan gây hại cho vườn dừa.
Đuông dừa (Rhynchophorus ferrugineus Olivier) thuộc họ vòi voi (Curculionnidae), bộ cánh cứng (Coleoptera) phân bố rất rộng trên thế giới. Tại các nước châu Á, chúng xuất hiện, gây hại ở hầu hết các nước, trong đó có Việt Nam.
Trưởng thành đuông dừa là bọ vòi voi có chiều dài 35-40mm, màu nâu đỏ nhạt, trên cánh có sọc nâu đen chạy song song, phần đầu có nhiều chấm. Phía đầu có một vòi dài, cong, miệng nhai ở đầu vòi, đầu vòi chiếm 1/3 chiều dài của thân. Trưởng thành cái có thể đẻ từ 300-500 trứng. Trứng màu trắng sữa, bóng, dài 2,5mm. Ấu trùng mới nở có màu trắng, là loại sùng không chân, khi đẩy sức có màu vàng nhạt với đầu màu nâu, chiều dài ấu trùng từ 40-50mm. Ấu trùng đẩy sức làm kén và hóa nhộng trong đó, nhộng nằm trong đọt cây dừa đang gây hại. Vòng đời trung bình khoảng 80-100 ngày, trong đó thời gian trứng 3-5 ngày, sâu non 50-70 ngày, nhộng 15-20 ngày. Trưởng thành có thể sống tới 3-4 tháng.
Thành trùng và sâu non đều có thể gây hại trên dừa, nhưng tác hại chính là do sâu non gây ra; gây hại bằng cách thành trùng đẻ trứng vào vết thương do kiến vương đục, trứng nở ra sâu non phá chủ yếu là đỉnh sinh trưởng (củ hủ), xâm nhập ở đọt và ăn dần xuống thân phần còn non. Đuông dừa ăn tạo ra tiếng động “rào rào” bên trong thân cây, chúng ăn hết phần mềm của đọt dừa làm cho cây chết đọt, sau đó trưởng thành sẽ phát tán ra ngoài gây hại những cây dừa khác. Trong cây bị hại có nhiều sâu non, có các lứa tuổi khác nhau và các giai đoạn nhộng, trưởng thành của chúng. Cây dừa bị đuông tấn công sẽ chết hẳn, làm giảm mật độ cây trong vườn, làm giảm sản lượng rất lớn khi chúng gây hại nặng.
Trong quá trình nhân - nuôi, thành trùng đuông dừa có khả năng thoát ra ngoài và phát tán lây lan là điều không thể tránh khỏi. Theo Điều 7 của Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2001 quy định: “Nghiêm cấm mọi hành vi gây hại tài nguyên thực vật, sức khỏe nhân dân, môi trường và hệ sinh thái”. Cục Bảo vệ thực vật đã có Công văn số 1955, ngày 27-9-2013 về việc nghiêm cấm việc nhân nuôi đuông dừa dưới mọi hình thức.
Cục Bảo vệ thực vật đã đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra các hộ nuôi đuông dừa, thu gom để tiêu hủy toàn bộ, xác định rõ nguồn gốc giống đuông dừa các hộ dân đang nuôi xử lý đúng pháp luật hiện hành. Trường hợp nhập khẩu giống côn trùng sống, các tổ chức hoặc cá nhân phải tuân thủ quy định tại Thông tư 39/2012 ngày 13-8-2012 và Thông tư 40/2012 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Tác hại của đuông dừa thì quá rõ, vì thế mọi người đừng vì lợi ích trước mắt mà quên mối hiểm họa cho cộng đồng về sau. Mọi người đều phải tuân thủ quy định cấm nhân nuôi, buôn bán dịch hại nói chung, đuông dừa nói riêng.
Có thể bạn quan tâm

Đơn vị chủ trì thuộc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre) vừa tổ chức hội thảo sơ kết đề tài “Nghiên cứu nhân giống và nuôi trồng thí nghiệm nấm cao cấp kim châm, ngọc châm trên cơ chất bã mía và bã mía phối trộn”.

Trung tuần tháng 4-2013, chúng tôi có mặt tại vùng bãi bồi ven biển huyện Nga Sơn, anh Trần Văn Đạo, xóm 5, xã Nga Liên (chủ đồng ngao 30 ha) và nhiều nông dân nuôi ngao trong vùng, cho biết: hiện nay đang vào mùa thu hoạch ngao thương phẩm, thời điểm này các năm trước giá ngao đạt từ 23 đến 25.000 đồng/1 kg, nay giảm xuống còn 11.000 đồng/1kg (tại bãi).

Trong năm 2013, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) phát triển mô hình trồng cây thanh long tập trung chủ yếu ở 2 xã: Minh Thanh, Thái Học, với 39 hộ tham gia, trên diện tích 7,68 ha.

Sản lượng tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam 3 tháng đầu năm tăng so với cùng kì nhưng giá lại thấp hơn nhiều so với thế giới.

Ông Trần Văn Hùng, nông dân xã Thuận Thới, cho biết: “Tôi có ba công ruộng nhưng nhiều năm liền không khá lên nổi. Thấy nhiều người chuyển sang trồng cam sành trúng lớn, lợi nhuận thu được gấp 10 lần trồng lúa nên tôi cũng bỏ lúa chạy theo cam sành”. Theo ông Hùng, mấy năm gần đây vào vụ nghịch giá cam loại 1 có lúc được thương lái mua tại ruộng 30.000-33.000 đồng/kg, giá bèo cũng từ 25.000 đồng/kg nên người trồng cam lãi lớn