Một gia đình văn hóa xuất sắc, làm kinh tế giỏi

Gia đình ông Nguyễn Văn Thơm, ở thôn Phú Kim, xã Cát Trinh (huyện Phù Cát) luôn gương mẫu, nhiệt tình tham gia các phong trào của thôn, xã; đóng góp tích cực trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, phong trào xây dựng nếp sống văn hóa tại địa phương.
Sau nhiều năm nỗ lực lao động, vất vả khai hoang vỡ hóa, đất không phụ công người, vợ chồng ông đã thở phào nhẹ nhõm và tự tin trước mô hình kinh tế tổng hợp của mình là trang trại với gần 11 ha đất đồi dưới chân hồ chứa nước suối Chay, gồm 7 ha điều, 3 ha bạch đàn, 0,5 ha lúa, nuôi hơn 23 con bò, 20 con dê và hàng chục con gà thả vườn. Thu nhập từ trang trại, sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi năm vợ chồng ông còn lãi trên 230 triệu đồng.
Ông đã tận dụng nguồn nước từ các khe núi, đắp bờ ngự thủy, lắp đặt đường ống dẫn nước về trang trại và sử dụng tua-bin tạo ra dòng điện để phục vụ sản xuất và sinh hoạt gia đình. Vườn điều của ông đạt hiệu quả cao nhờ thực hiện theo quy trình: Sau khi thu hoạch thì tỉa cành tạo tán, đầu mùa mưa cày xới xung quanh gốc và bón phân hỗn hợp (gồm phân chuồng, NPK, kali). Nếu giai đoạn điều ra hoa mà gặp mưa, khi dứt mưa cần nhanh chóng phun thuốc kích thích đậu quả để hạn chế tình trạng hoa điều bị rụng.
Về kinh nghiệm chăn nuôi bò lai, ông Thơm chia sẻ: “Trước hết, chọn bò có tầm vóc tốt; chăm sóc chu đáo; công tác tiêm phòng luôn được đặt lên hàng đầu, mỗi năm tiêm phòng 2 lần thì chăn nuôi mới đảm bảo. Nhờ vậy mà mấy chục năm qua, đàn bò của tôi luôn phát triển tốt chưa xảy ra dịch bệnh”.
Ông Thơm chia sẻ: “Vùng đất này khá thuận lợi là gần hồ chứa nước, lại bằng phẳng, nên tôi chọn làm trang trại trồng điều và nuôi bò lai là chính. Làm ăn có hiệu quả, có cuộc sống tương đối đầy đủ như thế này, vợ chồng tôi mừng lắm”. Mô hình kinh tế tổng hợp của ông còn giải quyết việc làm ổn định cho một số lao động tại địa phương. Không chỉ làm giàu cho mình, ông còn động viên, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho bà con quanh vùng, để có nhiều gia đình biết làm kinh tế, cùng làm giàu.
Bên cạnh phát triển kinh tế, gia đình ông tích cực tham gia xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; thôn, xóm văn minh sạch, đẹp; nhiều năm qua liên tục được công nhận gia đình văn hóa xuất sắc và hộ sản xuất, kinh doanh giỏi. Bản thân ông được tặng nhiều giấy khen, bằng khen vì đã có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Theo ông Lương Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phù Cát: Mô hình phát triển kinh tế của ông Thơm khá đa dạng cây có, con có, và đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tổ chức cho nông dân trong huyện đến tham quan, học tập mô hình của ông Thơm, giúp nhiều hộ nông dân học tập, làm theo và làm giàu ngay trên mảnh đất của mình, để ngày càng có nhiều hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện”.
Có thể bạn quan tâm

Từ trên đỉnh đồi nhìn xuống trang trại tựa như một bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Vừa qua khỏi cổng trang trại là khu nuôi heo rừng, lúc cao điểm lên tới vài trăm con. Dọc hai bên đường là những cây bơ ghép giống của Mỹ, cây mắc ca 2 năm tuổi, xanh mơn mởn, đan xen dưới tán cà phê nặng trĩu quả, đỏ rực đang chờ người thu hái

Đến xã Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) những ngày này, chúng tôi chứng kiến không ít nỗi buồn của người nuôi khi tôm hùm liên tục chết. Trong khi đó, giá tôm lại liên tục giảm…

Bên cạnh những lo ngại như mất thị trường trong nước, gây xáo trộn quy hoạch một số ngành..., không thể phủ nhận việc thương nhân Trung Quốc (TQ) thu gom nông sản cũng tạo ra một số dấu hiệu tích cực, nếu không muốn nói đây chính là cơ hội để nông dân, doanh nghiệp (DN) Việt Nam trưởng thành hơn, thúc đẩy giao thương, buôn bán giữa hai nước, giảm nhập siêu từ TQ

Tháng 9/2010, nông dân trồng cao su ở Tánh Linh (Bình Thuận) từng điêu đứng khi lần đầu tiên đối mặt với bệnh vàng lá. Đến tháng 5/2011, bệnh vàng lá lại một lần nữa xuất hiện sớm hơn so với dự kiến và có khả năng dịch bệnh sẽ lan rộng trên nhiều diện tích trồng cao su của huyện vào tháng 8, 9 tới

Trong những năm gần đây, ở huyện Dương Minh Châu (DMC), tỉnh Tây Ninh có rất nhiều nông dân đã và đang tự đi tìm cho mình những cung cách làm ăn mới, trong đó có nghề nuôi động vật hoang dã. Bên cạnh một số loài động vật được nuôi như rắn long thừa, cá sấu, nhím, heo rừng… đã có từ trên chục năm thì hiện còn có thêm nghề nuôi ba ba đạt hiệu quả kinh tế cao, đã và đang có chiều hướng phát triển.