Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một Con Bò Sữa Hơn Cả Hecta Lúa

Một Con Bò Sữa Hơn Cả Hecta Lúa
Ngày đăng: 22/08/2014

Huyện Lâm Hà nằm kế cận trung tâm chăn nuôi bò sữa của tỉnh là Đơn Dương. Ấy nhưng, suốt vài chục năm qua, khi nông dân ở “trung tâm bò sữa” - Đơn Dương ăn nên làm ra trông thấy từ con vật nuôi này, thì Lâm Hà xem ra vẫn... bình chân như vại trước một cơ hội làm giàu từ con bò sữa.

Công bằng mà nói thì cũng khó trách người dân Lâm Hà khi không đặt niềm tin quá lớn vào con vật nuôi bò sữa, vì với họ còn có nhiều sự lựa chọn khác có thể mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động nghề nông.

Ví như đó là sự lựa chọn cây cà phê với doanh thu từ 200 triệu đến 300 triệu đồng mỗi năm trên mỗi hecta chẳng hạn; hoặc đó còn là cây mắc ca cho doanh thu một hecta từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng mỗi năm; rồi thì, hấp dẫn hơn là nuôi cá nước lạnh một hecta mặt nước mỗi năm mang lại từ 3 - 4 tỷ đồng.

Trong khi đó, một con bò sữa tính bình quân mỗi năm “sáng giá” nhất cũng chỉ đưa về cho nông dân trên dưới 80 triệu đồng. Tuy nhiên, dưới một góc nhìn khác hơn, có thể khẳng định không phải bất kỳ ai làm nông ở huyện Lâm Hà cũng đều có cơ hội lựa chọn những thứ ngoài con bò sữa với thu nhập hằng năm vài trăm triệu đồng như vừa nêu.

Hơn thế, ở Lâm Hà có không nhỏ một bộ phận nhà nông chỉ sống nhờ vào cây lúa nước với thu nhập mỗi năm không quá 80 triệu đồng (3 vụ lúa/năm/ha). Như vậy, việc đầu tắt mặt tối quanh năm trên đồng ruộng để đổi lấy không đến trăm triệu đồng cho 3 vụ lúa chắc chắn là cực hơn nhiều so với nuôi một con bò sữa để mỗi ngày thu từ 20 - 22 lít sữa (giá mỗi lít hiện nay dao động từ 14.000 - 15.000 đồng). Tính ra, một con bò sữa hơn cả hecta lúa.

Cũng cần nói thêm, chương trình phát triển đàn bò sữa của huyện Lâm Hà tuy mãi đến năm 2013 mới được đặt ra, nhưng mục tiêu của nó là hoàn toàn không nhỏ - đến năm 2020, sẽ có tổng đàn trên 1.000 con. Chính quyền huyện Lâm Hà còn đưa ra chính sách khuyến khích: Hộ nào nằm trong chương trình phát triển đàn bò sữa của huyện thì sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng trên đầu một con giống.

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là đến nay, sau gần 2 năm triển khai chương trình, toàn huyện Lâm Hà cũng chỉ mới dừng lại ở con số trên dưới 100 con bò sữa tổng đàn. Trong khi đó, cũng xin lưu ý rằng, lộ trình mà huyện đặt ra là đến năm 2015, cả huyện có khoảng 500 con để đến năm 2020, con số này là trên 1.000 con.

Kết quả khảo sát của cơ quan chuyên môn cho thấy, điều kiện tự nhiên của Lâm Hà là khá thuận lợi cho việc chăn nuôi bò sữa. Như vậy, cũng như Đơn Dương, với Lâm Hà, câu nói “Một con bò sữa hơn cả hecta lúa” vẫn đúng! Vấn đề lúc này là làm thế nào để chương trình phát triển đàn bò sữa của huyện được đẩy nhanh tiến độ hơn!


Có thể bạn quan tâm

Lai Tạo Thành Công Giống Thanh Long Ruột Tím Hồng Lai Tạo Thành Công Giống Thanh Long Ruột Tím Hồng

Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI), các nhà khoa học thuộc Phòng Chọn tạo giống của Viện đã lai tạo thành công thêm một giống thanh long mới có giá trị kinh tế cao. Đó là giống thanh long ruột tím hồng có ký hiệu LĐ5.

08/07/2013
Đổ Xô Trồng Nếp Có Lo Ngại Đầu Ra? Đổ Xô Trồng Nếp Có Lo Ngại Đầu Ra?

Ở Đồng Tháp, thấy trồng nếp dễ bán nên nhiều nông dân ở các huyện: Thanh Bình, Tân Hồng, Tháp Mười đổ xô trồng nếp, dù không cần biết thị trường thế nào.

08/07/2013
Xí Nghiệp Gà Giống Tam Đảo Làm Tốt Công Tác Phòng, Chống Dịch Bệnh Xí Nghiệp Gà Giống Tam Đảo Làm Tốt Công Tác Phòng, Chống Dịch Bệnh

Xí nghiệp gà giống Tam Đảo, thuộc Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Việt Nam, chuyên cung cấp cho thị trường giống gà Ross 308 (giống gà của Mỹ). Với khoảng 50.000 gà giống bố mẹ, mỗi năm, Xí nghiệp cung cấp cho các trang trại, cơ sở chăn nuôi khoảng 4,7 vạn gà giống. Để đảm bảo nguồn gà giống khỏe mạnh, Xí nghiệp đặc biệt coi trọng công tác phòng chống dịch bệnh.

09/07/2013
Trồng Rau Nhíp Trong Vườn Điều Xen Ca Cao Trồng Rau Nhíp Trong Vườn Điều Xen Ca Cao

Cây điều nhiều năm mất mùa, mất giá, nhưng thay đổi loại cây trồng khác trên diện tích đất đồi dốc là điều rất khó đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Điểu Đan ở thôn 5, xã Minh Hưng (Bù Đăng - Bình Phước) đã lên rừng mang giống rau nhíp về trồng xen trong vườn điều và ca cao. Đây là cách làm mới, vừa tăng thu nhập, vừa giúp bảo tồn một loại cây thực phẩm, có dược tính của đồng bào Xêtiêng ở Bình Phước.

09/07/2013
Từ Nuôi Ong Lấy Mật Đến Làm Du Lịch Từ Nuôi Ong Lấy Mật Đến Làm Du Lịch

Từ lần gặp đầu tiên, tôi rất ấn tượng với chú bởi tác phong nhanh nhẹn và cởi mở. Chú là người biết nắm bắt cơ hội để làm kinh tế gia đình: nuôi ong lấy mật và làm du lịch. Chú Lê Hữu Phước, 58 tuổi, một nông dân chân chất, thích học hỏi, ngụ ở ấp Phú Hiệp - xã Vĩnh Bình (Chợ Lách - Bến Tre).

09/07/2013