Một Cán Bộ Xã Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Cá Chình

Ông Nguyễn Hoàng Vũ - Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Lộc (huyện Hồng Dân) là một trong những cán bộ xã làm kinh tế giỏi. Nhiều năm qua, ông thực hiện mô hình nuôi cá chình trên diện tích 2.500m2 mặt nước, thu lãi từ 200 - 300 triệu đồng/năm.
Theo ông Vũ, cá chình có giá trị kinh tế cao, đầu ra dễ dàng. Vì vậy, ông đã sử dụng một phần đất nông nghiệp để đào ao nuôi loại cá này (diện tích mỗi ao từ 300 - 500m2, độ sâu của ao từ 1,5 - 2m).
Ao nuôi được ông Vũ sên vét kỹ, sau đó bón vôi từ 80 - 100kg/1.000m2, phơi ao từ 4 - 5 ngày để loại bỏ mầm bệnh. Xung quanh bờ ao, ông Vũ rào lưới cao từ 0,5 - 0,8m. Nước cấp vào ao nuôi được lấy trực tiếp từ kênh rạch thông qua túi lọc hoặc nước mưa. Sau đó, xử lý diệt tạp, diệt khuẩn, gây màu nước bằng phân NPK. Sau khi hoàn tất các khâu chuẩn bị, ông mới thả giống.
Giống cá chình ông Vũ mua ở thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải), trọng lượng từ 150 - 200g/con với giá 100.000 - 150.000 đồng/kg. Ông chọn cá giống đồng cỡ, khỏe mạnh, không bị trầy xước, nuôi với mật độ từ 0,5 - 1 con/m2. Thức ăn cho cá chình chủ yếu là cá tạp (cá rô phi, mè trắng…) và ốc bươu vàng. Sau khoảng 12 - 24 tháng nuôi, cá chình đạt kích cỡ từ 3 - 6kg/con, ông Vũ thu hoạch và bán với giá 510.000 - 520.000 đồng/kg.
Là một đảng viên làm kinh tế giỏi, mô hình làm ăn của ông Nguyễn Hoàng Vũ được nhiều người học hỏi, áp dung.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Thanh Hùng là một trong những nông dân làm kinh tế giỏi của ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.

Giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật nuôi cá chình trong ao để đạt tỷ lệ sống cao: xây dựng ao nuôi, chuẩn bị ao nuôi, chọn giống và thả giống, chăm sóc và quản lý, điều trị một số bệnh, thu hoạch.

Chạch Lấu là loài cá nước ngọt có thân mầu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục… Ở nước ta, loại cá này có nhiều tên gọi khác nhau: chạch lấu, chạch bông (Nam Bộ); chạch chấu, chạch làn (Trung Bộ và Bắc Bộ).

Sau gần một năm thực hiện, mô hình nuôi cá chạch của hộ bà Trần Thị Phúc, ngụ tại khóm 2, phường Tân Thành, thành phố Cà Mau đã thành công, mở ra hướng phát triển mới trong nghề nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép chạch đồng và cua đồng trong ruộng lúa là một hướng đi mới khả quan, được nhiều người dân quan tâm do vốn đầu tư ít, dễ nuôi, hầu như không bị bệnh, thức ăn sẵn có trong tự nhiên.