Mong Được Hỗ Trợ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuối

Hôm qua ông Huỳnh Văn Sơn đã viết thư cảm ơn và cho biết, ông và đa số bà con nông dân cảm thấy hết sức an tâm và tin tưởng những gì mà Bộ trưởng nói.
Sau khi Báo NTNN đăng bài phỏng vấn của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát (số 185/2013) phản hồi về bức “tâm thư” của nông dân Huỳnh Văn Sơn (Long An), hôm qua ông Sơn đã viết thư cảm ơn và cho biết, ông và đa số bà con nông dân cảm thấy hết sức an tâm và tin tưởng những gì mà Bộ trưởng nói.
Ông Sơn viết: “Trong thời gian độ 10 ngày vừa qua tôi hết sức cảm ơn Báo NTNN và các cơ quan báo chí khác, đặc biệt trong đó cũng có doanh nghiệp từng gắn bó với nông dân chúng tôi là Đạm Phú Mỹ... Doanh nghiệp đã cử cán bộ kỹ thuật thị trường tiếp xúc trực tiếp với tôi để phân tích và chia sẻ đâu là nguyên nhân giá thành cao hơn đạm nhập ngoại chút ít…”.
Ông Sơn bày tỏ: “Tôi mong đợi phía Nhà nước hỗ trợ về kỹ thuật về thông tin chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, rất cần giới truyền thông báo chí làm nhịp cầu nối giữa nông dân - Nhà nước - doanh nghiệp. Và chúng tôi cũng rất cần các nhà doanh nghiệp có liên quan đến đầu vào và đầu ra của hạt lúa cùng ngồi lại với nhau để tìm tiếng nói chung, như là liên kết 4 nhà rồi cánh đồng mẫu lớn, rồi bao tiêu sản phẩm đầu vào cũng như đầu ra cho nông dân”.
Có thể bạn quan tâm

Đó là mô hình kinh tế vườn của chàng trai dân tộc Nùng Cháng Thừa Lù - một tấm gương sáng điển hình của thôn Thanh Long xã Thanh Vân huyện Quản Bạ trong việc vươn lên thoát nghèo. Mới 27 tuổi Cháng Thừa Lù đã có trong tay hơn 3 ha cây ăn quả gồm hồng không hạt, quýt, chanh và 2 hồ nước rộng nuôi thả cá cùng số lượng lớn đàn ong nuôi lấy mật… báo hiệu một vụ mùa bội thu, khiến mọi người đến thăm thầm cảm phục.

Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT Lâm Đồng) cho biết, từ đầu năm 2013 tới nay, lượng sản phẩm chăn nuôi của tỉnh được Chi cục kiểm dịch để xuất ra ngoài tỉnh đã tăng rất nhanh và tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2012.

Ngô (bắp) chết đứng - hiện tượng lạ chưa từng thấy từ trước tới nay với nông dân trồng bắp ở xã Khánh An, huyện An Phú, An Giang. Hiện tượng này đang làm cho hàng trăm nông dân nơi đây hoang mang, lo lắng...

Công ty FrieslandCampina Việt Nam đã triển khai những mục tiêu hàng đầu của chương trình phát triển ngành sữa trong hơn 17 năm qua.

Phú Giáo là huyện thuần nông nghiệp, 80% dân số sống bằng nghề nông với thế mạnh cây công nghiệp dài ngày mang giá trị kinh tế cao như cao su, tiêu, điều. Đó là những điều kiện thuận lợi làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn và nông dân (NN, NT&ND) Phú Giáo sau 5 năm (2008-2012) triển khai thực hiện Kế hoạch số 29-KH/HU của Huyện ủy đề ra.