Mong Được Hỗ Trợ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuối

Hôm qua ông Huỳnh Văn Sơn đã viết thư cảm ơn và cho biết, ông và đa số bà con nông dân cảm thấy hết sức an tâm và tin tưởng những gì mà Bộ trưởng nói.
Sau khi Báo NTNN đăng bài phỏng vấn của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát (số 185/2013) phản hồi về bức “tâm thư” của nông dân Huỳnh Văn Sơn (Long An), hôm qua ông Sơn đã viết thư cảm ơn và cho biết, ông và đa số bà con nông dân cảm thấy hết sức an tâm và tin tưởng những gì mà Bộ trưởng nói.
Ông Sơn viết: “Trong thời gian độ 10 ngày vừa qua tôi hết sức cảm ơn Báo NTNN và các cơ quan báo chí khác, đặc biệt trong đó cũng có doanh nghiệp từng gắn bó với nông dân chúng tôi là Đạm Phú Mỹ... Doanh nghiệp đã cử cán bộ kỹ thuật thị trường tiếp xúc trực tiếp với tôi để phân tích và chia sẻ đâu là nguyên nhân giá thành cao hơn đạm nhập ngoại chút ít…”.
Ông Sơn bày tỏ: “Tôi mong đợi phía Nhà nước hỗ trợ về kỹ thuật về thông tin chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, rất cần giới truyền thông báo chí làm nhịp cầu nối giữa nông dân - Nhà nước - doanh nghiệp. Và chúng tôi cũng rất cần các nhà doanh nghiệp có liên quan đến đầu vào và đầu ra của hạt lúa cùng ngồi lại với nhau để tìm tiếng nói chung, như là liên kết 4 nhà rồi cánh đồng mẫu lớn, rồi bao tiêu sản phẩm đầu vào cũng như đầu ra cho nông dân”.
Có thể bạn quan tâm

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bình Định, cho biết: Từ đầu năm đến nay, giá tôm hùm giống và tôm hùm thương phẩm giảm mạnh làm cho người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn

Năm 1975, trong đoàn quân rời thủ đô vào chiến trường Tây Nguyên có cô quân y Nguyễn Thị Vân vừa tròn 19 tuổi. Chị về quê lập gia đình. Chị bàn với chồng, chọn cách đi lên từ nông nghiệp.

Trong những năm qua, xã Hà Vị (Bạch Thông - Bắc Kạn) đã đẩy mạnh việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để nông dân tiếp thu, áp dụng vào sản xuất và đời sống. Theo đó năm 2011 - 2012, Trung tâm giống Cây trồng - Vật nuôi tỉnh đã xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm cá – lúa nhằm giúp người dân địa phương thâm canh tăng vụ.

Xuất khẩu cá tra liên tục tăng lên trong những năm qua, và năm nay hoàn toàn có thể đạt mốc 2 tỷ USD. Nhưng người nuôi cá tra trong 5 năm qua lại thường ở trong tình trạng lỗ nhiều hơn lãi.

Năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Định đã triển khai mô hình nuôi cá điêu hồng trong lồng trên hồ chứa Bình Định, với quy mô 90 m3 lồng và 2 hộ tham gia. Mô hình được hỗ trợ 100% chi phí cá giống và 50% thức ăn. Kích cỡ cá giống ban đầu là 25 g/con, mật độ thả 80 con/m3