Mong Được Hỗ Trợ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuối

Hôm qua ông Huỳnh Văn Sơn đã viết thư cảm ơn và cho biết, ông và đa số bà con nông dân cảm thấy hết sức an tâm và tin tưởng những gì mà Bộ trưởng nói.
Sau khi Báo NTNN đăng bài phỏng vấn của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát (số 185/2013) phản hồi về bức “tâm thư” của nông dân Huỳnh Văn Sơn (Long An), hôm qua ông Sơn đã viết thư cảm ơn và cho biết, ông và đa số bà con nông dân cảm thấy hết sức an tâm và tin tưởng những gì mà Bộ trưởng nói.
Ông Sơn viết: “Trong thời gian độ 10 ngày vừa qua tôi hết sức cảm ơn Báo NTNN và các cơ quan báo chí khác, đặc biệt trong đó cũng có doanh nghiệp từng gắn bó với nông dân chúng tôi là Đạm Phú Mỹ... Doanh nghiệp đã cử cán bộ kỹ thuật thị trường tiếp xúc trực tiếp với tôi để phân tích và chia sẻ đâu là nguyên nhân giá thành cao hơn đạm nhập ngoại chút ít…”.
Ông Sơn bày tỏ: “Tôi mong đợi phía Nhà nước hỗ trợ về kỹ thuật về thông tin chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, rất cần giới truyền thông báo chí làm nhịp cầu nối giữa nông dân - Nhà nước - doanh nghiệp. Và chúng tôi cũng rất cần các nhà doanh nghiệp có liên quan đến đầu vào và đầu ra của hạt lúa cùng ngồi lại với nhau để tìm tiếng nói chung, như là liên kết 4 nhà rồi cánh đồng mẫu lớn, rồi bao tiêu sản phẩm đầu vào cũng như đầu ra cho nông dân”.
Có thể bạn quan tâm

Mùa này về Yên Châu (Sơn La), khách thập phương thường mua mấy cân xoài về làm quà. Xoài tròn ở đất này đã trở thành thương hiệu. Hiện nay, Yên Châu (Sơn La) có trên 580 ha trồng xoài, trong đó có gần 400 ha đang cho thu hoạch, với sản lượng khoảng 1.000 tấn quả.

Anh út Hận (chợ Ba Thê cũ, xã Bình Thành, Thoại Sơn, An Giang) cho biết: Từ cuối tháng 5/2013, thương lái các tỉnh phía Bắc đã vào thu mua rắn hổ hèo thương phẩm nên giá bán tăng từ 500.000 đồng/kg lên 650.000 đồng/kg.

Chiều 7.6, tại TP.Quy Nhơn, Bình Định, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) phối hợp với Sở NNPTNT Bình Định tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn và tưới tiết kiệm nước cho lúa hè thu cho các tỉnh khu vực miền Trung.

Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch trong lĩnh vực thủy sản hiện là 20 - 25% đã đặt ra yêu cầu cấp bách đối với việc nghiên cứu công nghệ bảo quản cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền cho ngư dân. Bên cạnh đó, ngư dân cũng rất cần được tiếp cận thuận lợi với nguồn vốn ưu đãi để đầu tư thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch.

“Mấy tháng qua, gần 100.000 con lươn giống lút chút như thế này đã được “xuất ngoại” sang Nhật Bản rồi đấy!”. Vừa vớt những con lươn bột nhỏ xíu trong thau lên, kỹ sư Đoàn Kim Sơn, giảng viên Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, vừa trò chuyện. Bên cạnh công việc của một người thầy, kỹ sư Sơn còn là chủ trang trại Sơn Ca 1 (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) và Sơn Ca 2 (huyện Hóc Môn, TP HCM).