Mong Được Hỗ Trợ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuối

Hôm qua ông Huỳnh Văn Sơn đã viết thư cảm ơn và cho biết, ông và đa số bà con nông dân cảm thấy hết sức an tâm và tin tưởng những gì mà Bộ trưởng nói.
Sau khi Báo NTNN đăng bài phỏng vấn của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát (số 185/2013) phản hồi về bức “tâm thư” của nông dân Huỳnh Văn Sơn (Long An), hôm qua ông Sơn đã viết thư cảm ơn và cho biết, ông và đa số bà con nông dân cảm thấy hết sức an tâm và tin tưởng những gì mà Bộ trưởng nói.
Ông Sơn viết: “Trong thời gian độ 10 ngày vừa qua tôi hết sức cảm ơn Báo NTNN và các cơ quan báo chí khác, đặc biệt trong đó cũng có doanh nghiệp từng gắn bó với nông dân chúng tôi là Đạm Phú Mỹ... Doanh nghiệp đã cử cán bộ kỹ thuật thị trường tiếp xúc trực tiếp với tôi để phân tích và chia sẻ đâu là nguyên nhân giá thành cao hơn đạm nhập ngoại chút ít…”.
Ông Sơn bày tỏ: “Tôi mong đợi phía Nhà nước hỗ trợ về kỹ thuật về thông tin chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, rất cần giới truyền thông báo chí làm nhịp cầu nối giữa nông dân - Nhà nước - doanh nghiệp. Và chúng tôi cũng rất cần các nhà doanh nghiệp có liên quan đến đầu vào và đầu ra của hạt lúa cùng ngồi lại với nhau để tìm tiếng nói chung, như là liên kết 4 nhà rồi cánh đồng mẫu lớn, rồi bao tiêu sản phẩm đầu vào cũng như đầu ra cho nông dân”.
Có thể bạn quan tâm

Điểm nổi bật về phát triển chăn nuôi thời gian qua là chuyển mạnh từ hình thức chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi thâm canh, hình thành nhiều mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại theo hình thức tập trung, thâm canh, bán công nghiệp và công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường.

Hiện nay các địa phương đã thu hoạch xong lúa hè thu, các cánh đồng bỏ hoang chờ gối vụ, rất thuận lợi cho việc thả trâu không chăn giữ. Bên cạnh đó, thời điểm này là mùa mưa nên cũng rất thuận lợi cho việc trồng cỏ nuôi bò lai.

Theo đa số chủ vựa thu mua cà chua, giá cà chua quá thấp thì cả nhà vườn và người buôn đều lỗ. Vựa cà chua Thắng Bảy (Thạnh Mỹ, Đơn Dương) cũng cho biết: “Chúng tôi cố lắm thì chỉ thu mua cà loại 1, trái to đẹp xuất đi cũng chỉ được gần 1.000 đồng/kg”.

Với khả năng cung ứng mỗi năm 1.000 tấn nếp giống cho hơn 75% nông dân trồng nếp chuyên canh trong huyện và một số vùng lân cận, Tổ liên kết (TLK) sản xuất nếp giống xã Phú Hưng (Phú Tân - An Giang) được bà con ví như vựa giống của huyện cù lao. Không chỉ mạnh về số lượng, TLK sản xuất giống Phú Hưng còn đi đầu về giống nếp CK92 chất lượng cao, phục vụ nhu cầu sản xuất nếp hàng hóa của người dân.

Các giống mía khác cũng có giá thu mua cơ bản 10CCS 900.000 đồng/tấn, có mức trợ giá tương tự hai giống mía trên nhưng mức bảo hiểm chữ đường thấp hơn. Cụ thể, từ đầu vụ thu hoạch đến trước tết Nguyên đán là 8CCS, sau tết là 8,5CCS.