Môi trường nông thôn bớt ô nhiễm

Theo Ban Quản lý dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Bình Định, sau khi điều tra, đánh giá nhu cầu xây dựng hầm biogas của người dân ở 11/11 huyện, thị xã, thành phố tham gia dự án, BQL đã lựa chọn và tổ chức tập huấn về tiêu chuẩn kỹ thuật công trình KSH cho thợ xây, lắp đặt công trình;
Ttập huấn về quản lý chất thải chăn nuôi an toàn; vận hành và sử dụng công trình cho nông dân.
Điều đáng mừng là chính quyền các địa phương và người chăn nuôi hưởng ứng nhiệt tình.
Theo ông Huỳnh Ngọc Diệp, Phó GĐ BQL dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Bình Định, trong giai đoạn 2013-2018, Bộ NN-PTNT phân bổ cho 10 tỉnh tham gia dự án, mỗi tỉnh thực hiện 3.600 công trình KSH, nhưng chỉ hơn 2 năm triển khai, Bình Định đã xây dựng được 3.832 công trình, vượt kế hoạch được giao.
Bộ NN-PTNT khen ngợi và bổ sung thêm 900 công trình nữa cho Bình Định.
Riêng 9 tháng đầu năm 2015, Bình Định đã xây dựng được 1.972 công trình.
Hầu hết các công trình đưa vào hoạt động đều phát huy hiệu quả tích cực, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giúp người dân phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững.
Ngoài ra, các công trình còn tạo nguồn năng lượng sạch, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn, góp phần thực hiện có hiệu quả trong công cuộc xây dựng NTM.
Đặc biệt, BQL dự án còn xây dựng 2 mô hình LCASP, chú trọng thực hiện các mục tiêu ứng dụng các phụ phẩm biogas làm phân bón cho cây trồng và chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi bò để chuyển giao cho nông dân...
Cũng theo ông Diệp, từ nay đến cuối năm 2015, BQL sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi; lựa chọn các hộ dân tham gia dự án và tổ chức tập huấn phương pháp vận hành công trình, quản lý chất thải chăn nuôi.
Sẽ tiếp tục hỗ trợ cho 668 hộ gia đình đã đăng ký xây dựng công trình quy mô nhỏ (50 m3/công trình).
Bên cạnh đó sẽ chỉ đạo lực lượng kỹ thuật viên của dự án thực hiện tốt công tác tư vấn hộ chăn nuôi lựa chọn công nghệ KSH phù hợp với địa hình, quy mô chăn nuôi; giám sát, nghiệm thu đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của dự án;
Kiểm tra, giám sát các chỉ tiêu về môi trường và chất lượng công trình đã xây xong, đang vận hành.
Trong thời gian tới, Bình Định sẽ ưu tiên xây dựng, lắp đặt các công trình KSH tại các địa phương có phong trào chăn nuôi phát triển mạnh, ví như huyện Hoài Ân và các xã phấn đấu hoàn thành xây dựng NTM trong năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Đây là giống bắp biến đổi gen thứ tư được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học tại VN sau bắp MON 89034, NK603 (thuộc Monsano) và GA21 (của Syngenta) được cấp giấy phép này trong năm 2014.

Theo thống kê của Sở NN-PTNT, vụ hoa Tết Ất Mùi 2015 toàn tỉnh có khoảng 50ha với các loại hoa chủ yếu là cúc, cát tường, thược dược, vạn thọ... So với mọi năm, vụ hoa này gặp thời tiết bất lợi nên phát sinh nhiều sâu bệnh, xảy ra hiện tượng nở sớm. Mặt khác, chi phí nhân công, phân bón, thuốc trừ sâu đều tăng từ 10-15% so với năm ngoái.

Ngày 22-1, Ban chỉ đạo Trung ương chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã họp trực tuyến với các địa phương về kết quả xây dựng NTM năm 2014 và bàn phương hướng nhiệm vụ năm 2015. Phía đầu cầu BR-VT có ông Trần Ngọc Thới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện cơ quan liên quan tham dự hội nghị.

Ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNN cho biết, đến thời điểm hiện nay, UBND tỉnh đã phê duyệt thí điểm 3 tổ chức đủ điều kiện đóng mới tàu cá vỏ thép làm dịch vụ hậu cần thủy sản và 1 cá nhân đóng mới tàu khai thác thủy sản, với tổng kinh phí khoảng 143 tỷ đồng.

Được biết, tại xã Long Mỹ (huyện Đất Đỏ) đã đầu tư thực hiện Dự án trồng rau an toàn trong nhà lưới. Mô hình này hiện đang được nhân rộng vì đạt năng suất, lợi nhuận cao. So với kiểu trồng rau thông thường, ưu điểm của việc trồng rau trong nhà lưới là ngăn ngừa được côn trùng, sâu bệnh, sản lượng rau tăng từ 3-5%, chi phí sản xuất giảm một nửa do không phải phun thuốc bảo vệ thực vật, có thể trồng quanh năm, ngay cả vào mùa mưa mà không sợ bị ngập úng hay bị dập lá.