Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Môi trường chính sách như vậy, đầu tư nông nghiệp thành công là dũng cảm lắm

Môi trường chính sách như vậy, đầu tư nông nghiệp thành công là dũng cảm lắm
Ngày đăng: 03/10/2015

Hỗ trợ nhà nước diễn ra rất chậm, vẫn tập trung thúc đẩy tăng trưởng sản xuất, trong khi chính sách chưa tập trung sức lực để nâng cao hiệu quả, chất lượng, năng suất cho ngành nông nghiệp.

Theo đánh giá của TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong khi nền kinh tế chịu khủng hoảng thì ngành nông nghiệp vẫn là ngành mang lại giá trị gia tăng cao.

Nguy cơ thua trên sân nhà

Tuy nhiên, quá trình hội nhập sâu rộng cũng đã khiến cho ngành nông nghiệp chịu sức ép ghê gớm, khi bức tường thuế giảm thì bức tường kỹ thuật được dựng lên.

Người nông dân vẫn tự học, tự lựa chọn giống cây trồng và vật nuôi, chi phí giá thành cao và nghịch cảnh được mùa mất giá… vẫn tiếp tục diễn ra.

Doanh nghiệp được xem là kênh quan trọng để kết nối người nông dân, hỗ trợ nông dân nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập. Tuy nhiên, TS. Sơn cho rằng chính DN cũng bị động, khi DN phải “đương đầu” với rất nhiều thách thức như chính sách vĩ mô bất thuận, giao thông vận tải khó khăn, thuế phí, môi trường kinh doanh…

Dẫn ra câu chuyện tham gia cùng đoàn các nhà đầu tư Nhật Bản đi khảo sát tiềm năng đầu tư tỉnh Đồng Tháp, TS. Sơn cho biết các nhà đầu tư đánh giá rất cao về tiềm năng đầu tư của địa phương này.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhật Bản này cho biết lại không có ý định đầu tư vào Đồng Tháp, do giao thông vận chuyển không thuận lợi, chính sách vĩ mô khó khăn, những bất cập trong môi trường kinh doanh, khó khăn trong vốn đầu tư…

“Doanh nghiệp ngày hôm nay kinh doanh được và thành công không khác gì những người anh hùng, bởi cùng vốn đầu tư như vậy DN đưa vào đầu tư bất dộng sản thì đã lãi hơn rất nhiều so với đầu tư vào nông nghiệp”, TS. Sơn nói.

Trong khi đó, chính sách hỗ trợ của Nhà nước vẫn diễn ra rất chậm, tập trung vào thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng về sản lượng, trong khi những khâu như tiêu thụ, liên kết, hiệu quả, năng suất và chất lượng vẫn chưa được chú trọng.

Vấn đề là câu chuyện chính sách

TS. Sơn nói: “Chính sách phát triển cầu hiện đang rất yếu, hoạt động xúc tiến thương mại cực kỳ kém.

Trước đây câu chuyện vải thiều và dưa hấu sôi nổi nhưng rồi đâu lại vào đấy, vẫn không có cơ quan tổ chức nào được thành lập ra, ta chỉ có giải pháp ngắn hạn và không có giải pháp dài hạn. Nếu tình trạng này tiếp tục ta thua ngay trên sân nhà”.

Thực tế trên khiến cho người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, chi phí đầu vào thì tăng cao, đầu ra tiêu thụ sản phẩm hạn chế, sản phẩm chịu cảnh được mùa rớt giá… nên TS. Sơn cho rằng đây là câu chuyện đáng báo động khi các FTA mở ra.

Hiện nay, tốc độ thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp đang rất chậm.

Dẫn chứng, Đồng Tháp là tỉnh có chính sách thu hút về đầu tư khá cao, khi đưa ra những điều kiện thông thoáng, song nhà đầu tư cũng không rót vốn vào vì những bất cập trong giao thông, hạ tầng… bản thân tỉnh không giải quyết được, bởi đây là vấn đề của vùng.

Do đó, TS. Sơn cho rằng cơ quan Nhà nước cần tập trung vào quy hoạch, xây dựng chiến lược, đàm phán, xây dựng tiêu chuẩn, hệ thống pháp lý, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN.

Trong đó, quy hoạch cần đảm bảo cân đối cung cầu, xây dựng chính sách phù hợp với cách thức cách quản lý hiện đại…

Thúc đẩy và tạo điều kiện giúp cho DN nông nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu để tạo giá trị gia tăng.

Cụ thể, cần tổ chức ngành hàng tốt hơn, chia nhỏ quyền lưc cho cá đơn vị tổ hợp tác, cá thể trên cơ sở phát triển mạnh cơ sở hạ tầng.

Cần lo hợp tác của nông dân bằng nhiều hình thức; xử lý được vấn đề quản lý kỹ thuật, có sự hỗ trợ của các cán bộ kỹ thuật.

Doanh nghiệp xuất khẩu phải xử lý được vấn đề liên kết, thu mua sản phẩm với người nông dân; xử lý vấn đề hợp tác với người nông dân; đổi mới chuỗi và liên kết chuỗi để kết nối với bên ngoài

“Nhà nước cần xác đinh ngành có lợi thế, xây dựng chuỗi giá trị cho các ngành chính; xây dựng cụm công nghiệp dịch vụ và vùng chuyên canh, phát triển hệ thống hậu cần thương mại, cung cấp thông tin thị trường và dịch vụ tiếp thị”, TS. Sơn khuyến nghị.


Có thể bạn quan tâm

Chống Dịch Bệnh Tôm Dân Cuống Cuồng, Quan Chẳng Vội Chống Dịch Bệnh Tôm Dân Cuống Cuồng, Quan Chẳng Vội

Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh ở tỉnh Sóc Trăng, cho biết, Hiệp hội có trên 2.000 ha ao nuôi, đến nay đã thả gần 50% diện tích nhưng cũng có 40-50% trong đó thiệt hại, phần lớn tôm chết do bệnh đốm trắng.

17/11/2014
Bình Thủy (TP Cần Thơ) Nuôi Cá Bè Trên Sông Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Bình Thủy (TP Cần Thơ) Nuôi Cá Bè Trên Sông Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Theo Phòng Kinh tế quận Bình Thủy, trên đoạn sông Hậu dài khoảng 1 km nằm dọc theo cồn Sơn, thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy hiện có 52 bè cá của người dân chủ yếu là nuôi cá điêu hồng, thát lát cườm. Hằng năm cung cấp trên 530 tấn cá các loại ra thị trường Cần Thơ và các tỉnh lân cận.

17/11/2014
Nâng Giá Trị Sản Xuất Bền Vững Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản Nâng Giá Trị Sản Xuất Bền Vững Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản

Vừa qua, tại TP Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức chương trình "Đối thoại bàn tròn về nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL".

17/11/2014
Nông Dân Nuôi Tôm Nước Lợ Được Vụ Mùa Thắng Lợi Nông Dân Nuôi Tôm Nước Lợ Được Vụ Mùa Thắng Lợi

Năm 2014, hoạt đông nuôi tôm nước lợ vẫn còn nhiều khó khăn, do thời tiết bất lợi, tỷ lệ dịch bệnh khá cao, giá tôm lên xuống bất thường... Tuy nhiên, nhìn chung năm nay tôm thẻ chân trắng vẫn là đối tượng được ưu tiên chọn nuôi và đa số bà con nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh có một vụ mùa thắng lợi.

17/11/2014
Bến Tre Quản Lý Mùa Vụ Nuôi Tôm Biển Ngày Càng Đi Vào Nền Nếp, Hiệu Quả Bến Tre Quản Lý Mùa Vụ Nuôi Tôm Biển Ngày Càng Đi Vào Nền Nếp, Hiệu Quả

Năm 2014, diện tích nuôi thủy sản 47.202ha, đạt 106% so với kế hoạch. Trong đó, diện tích nuôi tôm biển 35.953ha, đạt 112% kế hoạch năm, bao gồm diện tích nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh đã thả giống quay vòng được 10.694ha (tôm sú 1.491ha, tôm chân trắng 9.203ha); diện tích nuôi tôm quảng canh, tôm rừng, tôm lúa 25.259ha, đạt 100% kế hoạch năm.

17/11/2014