Mỗi Tỉnh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Chỉ Trồng 4-5 Giống Lúa Chủ Lực

Chuẩn bị cho việc gieo cấy, xuống giống vụ hè thu năm nay ở đồng bằng sông Cửu Long, Bộ NNPTNT đã yêu cầu các tỉnh tuân thủ chỉ đạo sản xuất của Bộ và lưu ý công tác chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng.
Đặc biệt, do việc tiêu thụ lúa gạo sắp tới có nhiều khó khăn, nên các địa phương cần rà soát để không quá nhiều giống (chỉ cần 4-5 giống chủ lực/tỉnh).
Nên tăng cường các giống lúa chất lượng cao (theo khuyến cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, chủ động gieo cấy các giống chủ lực gồm: OM6976, OM4218, OM5451, OM7347, VND95-20, Nàng Hoa…, giảm giống chất lượng thấp IR50404 (dưới 10% càng tốt), đặc biệt hạn chế trồng Jasmine ở vụ hè thu vì chất lượng giảm.
Có thể bạn quan tâm

Công nghệ lạc hậu là nguyên nhân khiến nông sản Việt "lép vế" về chất lượng trên thị trường. Có 80 - 90% lượng hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu phải thông qua các khâu trung gian, dẫn đến các lo ngại về giá cả, mất thương hiệu.

Một dấu hỏi đặt ra là nông sản Việt yếu đến cỡ nào khi mới đây có thông tin giá xuất khẩu chỉ bằng 65% giá bình quân thế giới. Phải chăng có nhiều yếu tố cộng dồn trong chuyện này?

Hiệu trưởng Đại học Quốc tế khi chủ trì Hội thảo “Phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp” cho biết, ông cảm thấy sốt ruột với hàng nông sản Việt trước ngưỡng cửa hội nhập sâu nhưng việc kết nối trong sản xuất còn yếu, chất lượng nông sản chưa cao...

Chiều 28-9, Bộ NN-PTNT cho biết, trong tháng 9-2015, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 541 triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 9 tháng năm 2015 đạt gần 4,7 tỷ USD, giảm 17,8% so cùng kỳ năm ngoái.

Nông dân bao năm cứ mải lo cho sản xuất. Doanh nghiệp muốn thu gom hàng nhưng không mua được trực tiếp của nông dân. Việc tiêu thụ nông sản vẫn lệ thuộc vào thương lái.